Giải bài toán phát triển năng lượng trong tình hình mới

Bài 2: Đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn

Ngành năng lượng Việt Nam đã những bước phát triển vượt bậc trên nhiều mặt, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong lĩnh vực này.  

Thiếu điện - nguy cơ hiện hữu

Năng lượng được đánh giá vừa là ngành sản xuất vừa là ngành kết cấu hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, đồng thời là động lực cho quá trình phát triển của đất nước. Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã những bước phát triển vượt bậc trên nhiều mặt, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều được mở rộng, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, cơ cấu nguồn và sự phát triển các nguồn điện còn nhiều điểm chưa thực sự cân đối, chưa sát với tình hình thực tế, chưa có sự tính toán hợp lý trong tổng thể phát triển của cả hệ thống. Điện từ năng lượng tái tạo tăng nhanh nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, miền Nam, chưa đồng bộ với khả năng truyền tải và chưa có hệ thống dự phòng, lưu trữ dẫn đến tình trạng quá tải lưới truyền tải ở một số địa phương; việc huy động nhiều nguồn điện tái tạo với giá khá cao đã và đang làm tăng giá thành điện, gây khó khăn trong hoạt động điều độ, điều tiết hệ thống điện lực quốc gia. 

Ngoài ra, việc triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch điện VIII gồm cả các dự án được kế thừa, chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó có các dự án điện mặt trời, điện gió gây khó khăn về cơ sở hạ tầng, đầu tư, thị trường và quản lý, điển hình là tình trạng nghẽn lưới điện, dao động điện áp và tần số, cắt giảm nguồn điện. Các nguồn điện phát triển vì thế mới tập trung ở miền Nam và miền Trung, trong khi phụ tải đang phát triển nhanh ở miền Bắc, gây mất cân đối cung cầu điện giữa các vùng miền thời gian qua. 

Sự tích tụ những tồn tại, hạn chế này trong thời gian dài đã dẫn đến tình trạng công suất khả dụng tới hạn, hệ thống điện quốc gia hết nguồn dự phòng, gây thiếu điện ở miền Bắc vào đầu tháng 6.2023. Và, theo các chuyên gia, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2024 - 2025, cũng như trong trung và dài hạn là hiện hữu nếu không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Hạ tầng truyền tải điện còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, hiện chưa có hoặc chậm ban hành các quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương khuyến khích, thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện nói riêng, cơ sở vật chất về năng lượng nói chung được Nghị quyết số 55 - NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra. Đại biểu Trần Văn Khải cũng cho rằng, điều này góp phần khiến hệ thống lưới truyền tải điện của quốc gia chậm hoàn thành, gây cản trở sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, chưa đạt tiêu chuẩn N1 nêu trong Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Bộ Chính trị. 

Cơ chế dự trữ năng lượng mới đáp ứng nhu cầu ngắn hạn

Không chỉ đứng trước nguy cơ thiếu điện trong trước mắt và dài hạn, nhìn chung, việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức khi có 3/6 chỉ tiêu chủ yếu đánh giá bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Theo đó, tỷ số trữ lượng và sản xuất than, dầu, khí tự nhiên ngày càng giảm; sự phụ thuộc vào nhập khẩu than, dầu, khí tự nhiên và tỷ trọng chi phí nhập khẩu than, dầu, khí tự nhiên trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng. 

Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu năng lượng sơ cấp năm 2020 đã tăng hơn 2 lần so với năm 2016, chứng tỏ khả năng tự chủ về nguồn năng lượng của nước ta đang giảm nhanh chóng. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài vì thế đã và đang tiếp tục tăng lên. Kịch bản phát triển thông thường trong Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định, tỷ lệ nhập khẩu năng lượng của nước ta từ 40% vào năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 59% vào năm 2030, và có thể lên tới 70% vào năm 2050.

Trong khi nguy cơ phụ thuộc nguyên liệu tăng lên thì cơ chế dự phòng, dự trữ năng lượng, an ninh, an toàn năng lượng của nước ta hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn. Nguyên nhân do, trong ngành than, hiện vẫn chưa có hệ thống dự trữ than quốc gia, chủ yếu đang do các đơn vị sản xuất, kinh doanh hay đơn vị sử dụng thực hiện dự trữ cục bộ. Tương tự, khí thiên nhiên cũng chỉ có các hệ thống kho của hộ tiêu thụ và các kho kinh doanh thương mại, mới đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn. 

Đánh giá về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cho rằng, tính chủ động dự báo của cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước còn bị động, còn chậm trễ trong tham mưu các văn bản thể chế hóa chủ trương của Đảng về thu hút vốn phát triển hạ tầng năng lượng. Đơn cử với vấn đề dự trữ xăng dầu, cần sớm tách bạch dự trữ quốc gia với dự trữ của các doanh nghiệp đầu mối, đầu tư hệ thống kho dự trữ xăng dầu của cả nước để chủ động mua vào trong lúc giá thị trường thấp, phòng bị cho lúc giá thị trường tăng cao, tránh gây rối loạn thị trường trong nước. 

Để khắc phục những hạn chế về việc chậm thực hiện một số dự án hạ tầng, dự án nguồn hay kho cảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương đã trình Chính phủ thông qua 4 quy hoạch gồm năng lượng quốc gia, xăng dầu, khai thác chế biến khoáng sản, điện, giúp giải quyết căn bản những vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra.

“Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau năm 2022” là yêu cầu được xác định trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Nhưng, để triển khai được thị trường điện hiệu quả, thành công, một trong những yếu tố rất quan trọng là cần thực hiện công tác tái cơ cấu các khâu trong ngành điện một cách có hiệu quả. 

Các chuyên gia cho rằng, dù đã tích cực thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường, huy động nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện. Chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội. Cơ chế mua bán điện trực tiếp đối với trường hợp đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia hiện cũng gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tại Luật Điện lực, Luật Giá, Luật Phí và lệ phí (về giá phân phối điện, hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch trong thị trường điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực…).

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung lưu ý, chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, điều chỉnh giá điện chưa bù đắp được chi phí đầu vào và bảo đảm lợi nhuận hợp lý. Công thức tính giá điện, xác định biến động của các thông số đầu vào lên giá điện chưa hoàn thiện. Cơ cấu biểu giá bán lẻ chưa phù hợp, chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần như quy định các văn bản liên quan. Giá truyền tải quá thấp. Mặt khác, việc hình thành thị trường điện triển khai còn chậm so với mục tiêu đề ra, còn nhiều vướng mắc. Những hạn chế này đã khiến các nhà đầu tư không “mặn mà” tham gia đầu tư, thực hiện những dự án nguồn điện, cũng như dự án truyền tải điện mới, dù Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật đã mở rộng giới hạn đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực truyền tải điện - vốn được Nhà nước đầu tư trong thời gian trước.  

Cùng với những thách thức nội tại trong việc bảo đảm cung ứng năng lượng cho nền kinh tế nước ta, tại COP 26, Việt Nam đã đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Cùng với đó, những yêu cầu mới phát sinh về chứng chỉ carbon của một số thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, hay xanh hóa chuỗi cung ứng trong một số ngành nghề… đang đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao hơn nữa để thực hiện chủ trương, định hướng được Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra.

Quốc hội và Cử tri

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì buổi giám sát tại huyện Hoằng Hóa
Quốc hội và Cử tri

Thanh Hóa giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực và tạo ra sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Giám sát lĩnh vực này, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, kiến nghị giải pháp sớm giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).