Một cơ quan chính phủ Indonesia thí điểm tuần làm việc 4 ngày

Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia bắt đầu thí điểm chương trình tuần làm việc 4 ngày để cải thiện phúc lợi cho nhân viên. Chương trình bắt đầu trong tuần này và sẽ kéo dài trong hai tháng.

Một cơ quan chính phủ Indonesia thí điểm tuần làm việc 4 ngày -0
Nguồn: NPR

Trong quá trình thử nghiệm, nhân viên của Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia có thể nộp đơn xin làm việc 4 ngày một tuần và 1 tháng được xin tối đa 2 lần. Để đủ điều kiện, nhân viên phải làm việc tối thiểu 40 giờ trong 4 ngày, với kết quả và hiệu suất có thể đo lường trên cơ sở đánh giá của người quản lý.

Kế hoạch thử nghiệm nhằm xác nhận liệu việc cho phép người lao động làm việc 4 ngày một tuần có giúp tăng năng suất lao động, cải thiện sức khỏe tinh thần hay không. Những người quản lý được lựa chọn cẩn thận để bảo đảm nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không làm việc quá sức.

Tuần làm việc 4 ngày đã được Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Erick Thohir đề xuất vào tháng 3 nhằm giúp nhân viên cải thiện sức khỏe tâm thần cũng như cân bằng cuộc sống. Theo ông, 70% thế hệ trẻ của đất nước gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhân viên nghỉ ba ngày trong một tuần không có nghĩa là họ có thể lười biếng bởi họ sẽ phải đáp ứng hiệu suất làm việc trong những ngày đi làm. Tuần bốn ngày làm việc là một giải pháp thay thế và có thể lựa chọn sử dụng giải pháp này 2 lần mỗi tháng.

Hiện chưa rõ chương trình thí điểm này có mở rộng sang các Bộ khác của Indonesia hay không. Nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước có thể cân nhắc phương án này.

Trên thế giới, nhiều nước bao gồm Anh, Pháp, Iceland, Tây Ban Nha, Australia, Dominica là những nước đi đầu áp dụng tuần làm việc 4 ngày, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 cho thấy, các cơ quan và công ty hoàn toàn có thể áp dụng các hình thức làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội. Các quốc gia châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, vốn nổi tiếng với áp lực công nghiệp nghiêm trọng, cũng đang thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền và người lao động về khả năng áp dụng thí điểm tuần làm việc 4 ngày.

Năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổng hợp hàng năm trên thế giới có 745.000 người chết do làm việc quá mức. Từ năm 2000, tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này đã tăng 29%. 72% các trường hợp thương tâm này là ở nam giới. Nếu làm việc 55 giờ một tuần, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng 35% so với một tuần tiêu chuẩn 40 giờ.

Thế giới 24h

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.