Lũ lụt Nepal: Hơn 200 người thiệt mạng, 27 người mất tích

Ít nhất 218 người đã thiệt mạng, 27 người khác vẫn mất tích và hơn 4.000 người đã được giải cứu trong trận lũ lụt được đánh giá là mang tính lịch sử vừa qua ở Nepal. Người dân vùng lũ giờ đây đang phải vật lộn để khắc phục hậu quả và mất mát.

z5892047080535-775e384e7515aaff68a57645f293e98d-9850.jpg
Ngôi nhà bị hư hại do lũ lụt nằm ở rìa sông Nakhu ở Lalitpur, Nepal. Ảnh: AP

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong vòng nhiều thập kỷ

Toàn bộ các khu phố ở thủ đô Kathmandu của Nepal đã bị ngập nước sau trận mưa gió mùa lớn nhất trong vòng 20 năm qua, cuốn trôi toàn bộ các khu phố, cầu cống, phá hủy nhiều tuyến đường. Lũ lụt, được đánh giá là nghiêm trọng nhất sau nhiều thập kỷ, đã tấn công những khu vực cư dân nghèo nhất ở Kathmandu - những người sống trong các khu ổ chuột nằm dọc theo bờ sông Bagmati và các nhánh con sông chảy qua thành phố. Mưa lớn đã khiến mực nước sông Bagmati, chảy qua thành phố, dâng cao hơn 2 mét so với mức an toàn.

z5892045484258-8108009f19014ffc4fd19f64a55b7cc0-9247.jpg
Một phụ nữ đi qua ngôi nhà bị tàn phá. Ảnh: AP
z5892057938030-700ad957fec4d6f90f00fd6f4a77d25c-6856.jpg
Công nhân dọn bùn trên một con đường bị hư hại do mưa lớn ở Lalitpur. Ảnh: AP

Lũ lụt và lở đất cũng phá hủy hàng trăm ngôi nhà, làm hư hại tuyến đường cao tốc và làm đứt đường dây điện, xảy ra chỉ vài tháng sau khi đất nước này từng trải qua lượng mưa kỷ lục gây chết người và lũ quét.

Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã phải vật lộn để tiếp cận những cư dân bị chôn vùi dưới nhà hoặc bị mắc kẹt do lũ lụt ở những vùng xa xôi.

z5892070743873-5014cb9985d5fd5e74503707d28abe23-9439.jpg
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể người mất tích tại một bệnh viện bị đổ sập. Ảnh: AP
z5892057328318-8b678dc92d6b49139c30b1d51dba8969-4954.jpg
Đường sá hư hại nghiêm trọng. Ảnh: AP

Ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, hình ảnh cho thấy quân đội Nepal sử dụng đường trượt zip dài để băng qua một con sông ngập lụt, trong khi ở các nơi khác, đội cứu hộ thậm chí đã đào đất bằng tay để giải cứu cư dân bị chôn vùi dưới bùn và đống đổ nát. Họ cũng sử dụng thuyền và trực thăng để tiếp cận những người mắc kẹt trên nóc nhà.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Rishi Ram Tiwari cho biết, các nhà chức trách đã "làm việc không ngừng nghỉ kể từ khi thảm họa mưa lũ bắt đầu diễn ra và tất cả các nguồn lực của chúng tôi đều đang hoạt động".

Thời tiết cực đoan hơn do biến đổi khí hậu

Lũ lụt và lở đất chết người thường xảy ra ở khu vực Nam Á trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu đã làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan này, khiến năm nay mức độ đặc biệt tồi tệ.

z5892058500266-0dc7cb5d76a2576675e5988d254d6af6-919.jpg
Một người dọn bùn ở cửa hàng của mình sau khi lũ quét qua. Ảnh: AP

"Tôi chưa bao giờ thấy lũ lụt ở diện rộng như vậy ở Kathmandu", Arun Bhakta Shrestha, chuyên gia về rủi ro môi trường tại Trung tâm Phát triển núi tích hợp quốc tế, cho biết trong một tuyên bố.

z5892058920451-de887b2ee73b9893dca5f1ef43b2af5d-3944.jpg
Một người đàn ông sống cùng đứa con của mình ở một khu đất trống sau khi ngôi nhà của anh bị lũ cuốn trôi. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, các chuyên gia nước này khẳng định lượng mưa cực lớn vào cuối tuần ở Nepal đã trở nên trầm trọng hơn do sự phát triển và đô thị hóa tràn lan, bao gồm cả việc xây dựng không theo quy hoạch trên các đồng bằng ngập lụt và hệ thống thoát nước kém.

Một số các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ và các nhà quy hoạch thành phố tăng kinh phí đầu tư sửa chữa các hệ thống thoát nước mưa và nước thải ngầm đồng thời khôi phục các vùng đất ngập nước để giúp các thành phố hấp thụ nhiều nước hơn.

Mưa gió mùa gây dẫn đến lũ lụt và lở đất, tàn phá nhiều khu vực trên khắp Nam Á hàng năm. Hơn 300 người đã thiệt mạng trong các thảm họa liên quan đến mưa lũ ở Nepal trong năm nay.

Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận
Quốc tế

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận

Nỗi lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ cực đoan hơn nhiệm kỳ đầu tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh ông đưa ra hàng loạt lựa chọn nhân sự cấp cao gây sốc dư luận. Các nhà phân tích cho rằng, những lựa chọn này cho thấy ông đề cao lòng trung thành cá nhân, một điều rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Chile và Hàn Quốc hướng tới liên minh lithium bình đẳng
Quốc tế

Chile và Hàn Quốc hướng tới liên minh lithium bình đẳng

Hàn Quốc đang tìm cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Chile để bảo đảm chuỗi cung ứng lithium - vốn được đánh giá là nguyên liệu tương lai, được sử dụng trong sản xuất pin xe điện. Sự hợp tác này có thể giúp Chile hưởng lợi từ vốn và công nghệ của Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc tìm cách có được nguồn cung lithium ổn định và vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.