Vụ tấn công tên lửa của Iran

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Israel sẽ đáp trả mạnh mẽ hơn hồi tháng 4

Bình luận của ông Biden được đưa ra sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Israel tại Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng hành động trả đũa của nước này đối với loạt tấn công với gần 200 tên lửa đạn đạo của Iran sẽ nặng nề hơn những gì Tehran "có thể tưởng tượng".

z5891616959427-8521d7a63d2459d0eff6cbc706b14ffa-2924.jpg
Tổng thống Joe Biden phát biểu với truyền thông hôm 2.10 về lựa chọn của Hoa Kỳ. Ảnh: AP

Cùng ngày, Tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Herzi Halevi, đã cảnh báo: "Chúng tôi có khả năng tiếp cận và tấn công bất kỳ điểm nào ở Trung Đông", một thực tế mà kẻ thù của Israel sẽ "sớm hiểu ra".

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã triệu tập một cuộc họp gồm các quan chức an ninh cấp cao tại trụ sở quốc phòng Israel, Kirya ở Tel Aviv, vào chiều 2.10 để thảo luận về các lựa chọn của nước này sau một vòng đàm phán với Washington.

Dường như các quan chức ở Washington có sự đồng thuận cho rằng, Israel sẽ phản ứng bằng động thái quân sự đối với loạt tên lửa của Iran, và lần phản ứng này chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn so với các cuộc không kích trước đó của Israel, khi họ bắn tên lửa vào một cơ sở phòng không gần Isfahan để trả đũa vụ tấn công của Tehran hồi tháng 4.

Nhưng chính quyền Biden lo ngại rằng một phản ứng lớn của Israel, đặc biệt là phản ứng nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, có thể gây ra tình trạng leo thang hơn nữa, cuối cùng có thể cuốn theo cả Hoa Kỳ vào cuộc. Tình trạng leo thang có khả năng thúc đẩy Iran đi đến quyết định cố gắng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Hầu như tất cả các tên lửa Iran đều bị hệ thống phòng không nhiều lớp của Israel đánh chặn. Tuy nhiên, một số lượng tên lửa không xác định đã rơi xuống hoặc gần các căn cứ không quân của Israel tại Nevatim và Tel Nof, gây hư hại cho các tòa nhà văn phòng và các khu vực bảo trì khác, mặc dù không gây hư hại cho máy bay hoặc nhân sự.

Washington lần đầu tiên đưa ra cảnh báo vài giờ trước vụ phóng tên lửa của Iran vào đêm 1.10. Từ lúc đó, các quan chức Hoa Kỳ liên tục tham gia các cuộc đàm phán khẩn cấp với các đối tác Israel về phản ứng của nước này.

Chỉ đứng sau các địa điểm hạt nhân về tác động tàn phá, Israel được cho là đang cân nhắc một cuộc tấn công rộng rãi vào các cơ sở dầu mỏ của Iran, cũng như các cuộc không kích vào các căn cứ quân sự hoặc các vụ ám sát có chủ đích, mà Israel đã sử dụng rộng rãi trong khu vực.

Trong khi đó, Hoa Kỳ được cho là đang đề xuất các biện pháp trừng phạt kinh tế của riêng họ, như một động thái bổ sung cho phản ứng quân sự của Israel.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã họp trong ngày 2.10 để thảo luận về cuộc xung đột đang ngày càng tồi tệ. Tổng Thư ký LHQ António Guterres cảnh báo rằng "thời gian không còn nhiều nữa" và "vòng xoáy chết chóc của bạo lực ăn miếng trả miếng phải chấm dứt".

Trong một lá thư gửi tới HĐBA, Iran giải thích hành động tấn công của mình là tự vệ, nói rằng họ "tuân thủ đầy đủ nguyên tắc phân biệt theo luật nhân đạo quốc tế, chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự và an ninh của Israel bằng các cuộc tấn công tên lửa phòng thủ".

Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc, Danny Danon, đã bác bỏ tuyên bố đó, mô tả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran là "một cuộc tấn công có tính toán nhằm vào dân thường".

Chính quyền Mỹ cần đặc biệt thận trọng

Cuộc khủng hoảng lan rộng xảy ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ông Biden khi chỉ còn chưa đầy năm tuần nữa là đến cuộc bầu cử mà ông hy vọng sẽ chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng cho Phó Tổng thống của mình, Kamala Harris.

Trong khi thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Israel, ông đang tìm cách ngăn chặn Hoa Kỳ bị lôi kéo trực tiếp vào một cuộc xung đột với Iran, vì biết rõ rằng Israel luôn muốn loại bỏ chương trình hạt nhân của Iran nhưng không thể tự mình hành động.

Daniel Levy, chủ tịch Viện chính sách Dự án Hoa Kỳ/Trung Đông, cho biết: "Nhiều người cho rằng trong nhiều năm cầm quyền, Thủ tướng Netanyahu luôn muốn lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Iran, và hiện nay điều đó dường như đang gần thành hiện thực hơn bao giờ hết".

Ali Vaez, Giám đốc dự án Iran tại International Crisis Group, cho biết: “Tôi nghĩ những thành công ấn tượng của Israel, cả về mặt quân sự và tình báo trong vài tuần qua, đã thu hút một số người trong chính quyền Biden, những người trước đây từng khuyên Mỹ nên thận trọng, giờ đây đang chuyển sang cân nhắc các lựa chọn tấn công vào điểm yếu hiện tại thậm chí có khả năng nhắm vào chương trình hạt nhân của Iran”.

Ông Vaez cảnh báo rằng: “Bất kể Hoa Kỳ có tham gia hay không, một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ là giọt nước tràn ly trong quyết định chính trị của Iran nhằm phát triển biện pháp răn đe tối thượng”.

Thế giới 24h

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công
Quốc tế

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố sẽ vẫn tấn công Iran, Mỹ rò rỉ tài liệu mật về kế hoạch tấn công

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết các cuộc không kích được lên kế hoạch nhằm vào Iran sẽ khiến thế giới hiểu được sức mạnh quân sự của Israel. Tuyên bố của ông Yoav Gallant cho thấy Israel vẫn có ý định đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10.

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi
Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn: Nhiệm vụ khó khả thi

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22.10, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của ông nhằm khôi phục các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza và thảo luận về tương lai của vùng đất này sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tiến trình đàm phán khó có thể có bất kỳ bước đột phá nào trước cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ.