Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Iran: Cuộc tấn công đã kết thúc

"Hành động của chúng tôi sẽ kết thúc trừ phi chế độ Israel quyết định trả đũa thêm. Trong kịch bản đó, phản ứng của chúng tôi sẽ mạnh mẽ và quyết liệt hơn", Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho biết trong một bài đăng trên nền tảng X vào sáng 2.10.

Hình ảnh trích xuất từ video cho thấy tên lửa của Iran bị đánh chặn. Ảnh: AP

Hình ảnh trích xuất từ video cho thấy tên lửa của Iran bị đánh chặn. Ảnh: AP

Trước đó, phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, tướng Mohammad Bagheri cảnh báo hoạt động tấn công Israel sẽ được lặp lại "với sức mạnh gấp nhiều lần" nếu Israel trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào tối 1.10.

Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố được truyền thông nhà nước đưa tin rằng bất kỳ phản ứng nào của Israel cũng sẽ phải đối mặt với "sự phá hủy lớn" cơ sở hạ tầng của Israel. Họ cũng cho biết sẽ nhắm vào các tài sản khu vực của bất kỳ đồng minh nào của Israel tham gia.

Israel tuyên bố sẽ đáp trả

"Iran đã phạm phải một sai lầm lớn tối nay - và họ sẽ phải trả giá", Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu khi bắt đầu cuộc họp Nội các An ninh chính trị khẩn cấp vào đêm ngày 1.10.

z5888189978316-0750648227f78c0a501dd1e70bd2178d-3685.jpg
Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố sẽ đáp trả. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi sẽ hành động. Iran sẽ sớm cảm nhận được hậu quả từ hành động của họ. Phản ứng sẽ rất đau đớn.", Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Danny Danon nói với các phóng viên.

"Cuộc tấn công này sẽ gây ra hậu quả. Chúng tôi có kế hoạch và sẽ hoạt động tại địa điểm và thời gian chúng tôi quyết định.", Phát ngôn viên quân đội Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết.

Hoa Kỳ không kêu gọi kiềm chế

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel và ra lệnh cho Lầu Năm Góc hỗ trợ phòng thủ Israel chống lại mọi cuộc tấn công trong tương lai.

Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên đảng Dân chủ cho chức tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ lập trường của Biden và cho biết Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại bảo vệ lợi ích của mình trước Iran.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố Iran sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng” và Mỹ sẽ "hợp tác với Israel để thực hiện điều đó".

Ông Sullivan không nêu rõ những hậu quả đó có thể là gì, nhưng đây là lần hiếm hoi Nhà Trắng không thúc giục Israel kiềm chế như Hoa Kỳ đã làm vào tháng 4 khi Iran thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào Israel. Lầu Năm Góc cho biết các cuộc không kích của Iran vào ngày 1.10 có quy mô gấp đôi cuộc tấn công vào tháng 4.

Các bên lên án cuộc tấn công và kêu gọi kiềm chế

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án những gì ông gọi là "tình trạng leo thang nối tiếp leo thang" và nói rằng: "Tình hình này phải chấm dứt. Chúng ta cần một lệnh ngừng bắn".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một tuyên bố rằng ông lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công mới của Iran vào Israel, đồng thời nói thêm rằng để thể hiện cam kết đối với an ninh của Israel, Pháp đã huy động nguồn lực quân sự của mình ở Trung Đông vào 2.10. Ông Macron nhắc lại yêu cầu của Pháp rằng Hezbollah phải chấm dứt các hành động khủng bố chống lại Israel và người dân nước này, nhưng cũng mong muốn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lebanon được khôi phục theo đúng nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cũng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức trong khu vực. "Chu kỳ nguy hiểm của các cuộc tấn công và trả đũa có nguy cơ trở nên mất kiểm soát", ông đăng trên nền tảng X.

Thông cáo từ số 10 phố Downing cho biết, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã “lên án cuộc tấn công bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất”. “Điều này không thể được dung thứ", ông Starmer nói với các phóng viên. "Chúng tôi ủng hộ Israel và chúng tôi công nhận quyền tự vệ của họ trước hành động xâm lược này. Iran phải chấm dứt các cuộc tấn công".

Ông Starmer cho biết ông cũng đã điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz để "cố gắng tìm kiếm không gian cho một giải pháp chính trị". Các nhà lãnh đạo thừa nhận nguy cơ leo thang nghiêm trọng trong khu vực và nhất trí rằng tất cả các bên cần kiềm chế.

Trên nền tảng X, Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy cho biết ông "cảnh báo Iran không nên thực hiện hành động có thể đẩy khu vực này đến bờ vực chiến tranh. Không ai mong muốn một chu kỳ leo thang như vậy".

Phản ứng của Israel và Mỹ làm dấy lên mối lo ngại rằng Iran và Hoa Kỳ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh khu vực đã gia tăng sau khi Israel tăng cường tấn công vào Lebanon trong hai tuần qua, bao gồm cả việc bắt đầu một chiến dịch trên bộ vào 1.10 trong bối cảnh cuộc xung đột ở Dải Gaza vẫn đang dai dẳng suốt một năm qua.

Các cơ quan xếp hạng hạ mức tín nhiệm của Israel

S&P Global đã hạ xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Israel từ A+ xuống A vào ngày 1.10, với lý do nhận thấy những rủi ro đối với nền kinh tế và tài chính công của nước này từ cuộc xung đột leo thang với phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon.

Cơ quan xếp hạng này nhấn mạnh mối lo ngại về các mối đe dọa an ninh tiềm tàng, bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa trả đũa nhằm vào Israel, có thể làm trầm trọng thêm tác động kinh tế.

Tuần trước, Peer Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của nước này hai bậc xuống "Baa1" và cảnh báo sẽ hạ xuống mức thấp hơn nữa nếu căng thẳng hiện nay với Hezbollah biến thành một cuộc xung đột toàn diện.

Quốc tế

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Tái cấu trúc tài chính - chìa khóa sống còn cho các trường đại học châu Âu

Trước áp lực chi phí ngày càng leo thang, các trường đại học châu Âu buộc phải hành động để nâng cao năng lực tài chính, thông qua việc đa dạng hóa nguồn thu, khắc phục tình trạng vận hành kém hiệu quả và xây dựng chiến lược rõ ràng trong các hoạt động cốt lõi, theo một báo cáo mới công bố của Hiệp hội Các trường đại học châu Âu (EUA).

Diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc
Quốc tế

Diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc

Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol vào hôm 4.4 đã khép lại nhiều tháng bất ổn và tranh cãi pháp lý, liên quan đến việc ông Yoon bị luận tội vì ban bố thiết quân luật tại nước này. Điều này khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc; việc tổ chức bầu cử sớm sẽ ra sao; ai sẽ lên nắm quyền và những khó khăn mà tân tổng thống sẽ phải đối mặt là gì?

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.