Thái Lan hướng đến mục tiêu trở thành xã hội không tiền mặt vào năm 2028

Theo một cuộc khảo sát của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số toàn cầu Visa, Thái Lan dự kiến ​​sẽ chuyển đổi sang xã hội không tiền mặt nhanh hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, nhờ vào quá trình áp dụng và chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng của quốc gia này.

Cuộc khảo sát cho thấy, 22% người tiêu dùng Thái Lan tin rằng một xã hội không tiền mặt sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 2026 đến năm 2028, so với 16% người tiêu dùng trên toàn khu vực.

Ông Punnamas Vichitkulwongsa, Giám đốc Visa Thái Lan, cho biết giai đoạn phát triển công nghệ thanh toán của từng thị trường khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tới xã hội ít tiền mặt hơn. Tại Thái Lan, nền tảng thanh toán quốc gia PromptPay là động lực quan trọng thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng số, đặc biệt là trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

6491bee1e6ae8a2d867a8f38-promptpay-420x280-8655.png
Nền tảng thanh toán quốc gia PromtPay của Thái Lan. Ảnh: ITN

Các kết quả khảo sát cũng cho thấy, Thái Lan dẫn đầu khu vực về tần suất sử dụng ứng dụng ngân hàng di động. Đáng chú ý là 97% người tiêu dùng Thái Lan cho biết họ sử dụng ứng dụng ngân hàng di động ít nhất một lần một tuần, cao hơn cả Việt Nam (95%) và Indonesia (90%).

Thanh toán theo thời gian thực (RTP) đang mở rộng nhanh chóng, với 76% số người tiêu dùng tại ASEAN biết đến RTP và 47% số người đã sử dụng để chuyển tiền. Thái Lan đứng đầu về tần suất sử dụng RTP trong khu vực, với 86% số người được hỏi thực hiện ít nhất một giao dịch RTP mỗi tuần, tiếp theo là Việt Nam (84%) và Indonesia (69%).

Ông Punnamas ghi nhận sự tăng trưởng của RTP tại Thái Lan là nhờ PromptPay, công ty đã thúc đẩy thanh toán số và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Visa trên thị trường. Người tiêu dùng Thái Lan ngày càng quen thuộc và tin tưởng vào các hình thức thanh toán số, bao gồm cả thẻ tín dụng Visa.

Ông tiết lộ rằng Visa Thái Lan có kế hoạch giới thiệu Click-to-Pay, một hệ thống thanh toán được mã hóa, vào năm tới để cải thiện tính bảo mật của thẻ và ngăn chặn gian lận. Giải pháp cải tiến này sẽ loại bỏ nhu cầu sử dụng số thẻ gồm 16 chữ số.

Quốc tế

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Nguồn: ilo.org
Quốc tế

Bước tiến mới chống "nô lệ thời hiện đại"

Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua đạo luật nhằm cấm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức bán trên thị trường EU hoặc xuất khẩu; tín hiệu đèn xanh của Hội đồng đánh dấu bước lập pháp quan trọng cuối cùng trong quá trình ban hành quy định mới, sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4 vừa qua.

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.