Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

Vị trí Phó tổng thống trong cơ cấu quyền lực của Mỹ

Theo quy định của Hiến pháp, Phó Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Thượng viện. Người giữ vị trí này trung lập về chính trị ở Thượng viện nhưng được trao quyền “phá vỡ thế bế tắc” trong trường hợp số phiếu ủng hộ và phản đối ngang nhau. Với tư cách là Phó tổng thống, bà Kamala Harris đã giữ kỷ lục về số lần “phá vỡ bế tắc” với 33 lần, vượt qua kỷ lục trước đó của Phó tổng thống John C. Calhoun, người giữ chức vụ này từ năm 1825 đến năm 1832.

Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng khác của Phó tổng thống, được Hiến pháp quy định, đó là nhân vật đầu tiên sẽ tiếp quản vị trí tổng thống trong trường hợp vị trí này bị bỏ trống. Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 9 phó tổng thống thực hiện nhiệm vụ này sau khi tổng thống qua đời hoặc rời nhiệm sở. Người cuối cùng giữ chức Tổng thống lâm thời là Gerald Ford, sau khi Tổng thống khi Richard Nixon từ chức vào năm 1974.

Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp, được phê chuẩn vào năm 1967, nêu rõ các quy tắc kế nhiệm, nêu rõ rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống "trong trường hợp tổng thống bị cách chức, qua đời hoặc từ chức". Tu chính án này cũng cho phép tổng thống và Quốc hội đề cử và phê chuẩn một phó tổng thống mới nếu chức vụ đó bị bỏ trống.

Nhà sử học về Phó Tổng thống Joel K. Goldstein cho biết hai vụ ám sát gần đây nhằm vào ứng cử viên Donald Trump đã nêu bật "sự cần thiết của quy tắc kế nhiệm". Nhưng ông nói thêm rằng cho đến nay, cử tri vẫn giữ quan điểm cho rằng, những người được đề cử vị trí phó tổng thống chỉ là nhân vật phụ bên cạnh ứng cử viên chính, chứ không nhất thiết là một tổng thống tiềm năng trong tương lai.

Cuộc chiến giữa Walz và Vance hay Harris và Trump?

Cuộc đối đầu giữa Tim Walz của đảng Dân chủ, Thống đốc Minnesota 60 tuổi, và JD Vance, thượng nghị sĩ Cộng hòa 40 tuổi đến từ Ohio, do CBS News tổ chức, có thể không mang lại nhiều lợi ích như cuộc tranh luận ngày 10.9 giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris nhưng nó mang đến cho phó tướng của họ cơ hội để giới thiệu bản thân, bảo lãnh cho hai ứng cử viên chính và hoàn thành vai trò lâu đời của một ứng cử viên đồng hành: tấn công đối thủ.

z5882462756806_6a5d8293b5ddf3643b82cac38613eb1a.jpg
Ứng cử viên Phó Tổng thống Tim Walz của đảng Dân chủ và đối thủ Cộng hòa DJ Vance sẽ tranh luận trực tiếp vào ngày 1.10. Ảnh: AP

Cụ thể, Thống đốc Walz sẽ tìm cách khắc sâu thêm hình ảnh “vụng về”, “kỳ quặc” của Thượng nghị sĩ Vance trong con mắt của cử tri trẻ tuổi, đồng thời tập trung khai thác những phát ngôn “bài Trump” của ông Vance trong quá khứ để làm nổi bật mâu thuẫn trong nội bộ phe Cộng hòa. Trong khi đó, ông Vance sẽ xoáy vào lập trường chính sách “cực tả” của cá nhân ông Walz và liên danh giữa ông với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói chung. Cả ông Walz lẫn ông Vance sẽ cùng nỗ lực để bù đắp cho ứng cử viên chính và phác họa cặp đôi của mình sẽ là những lựa chọn hợp lý.

Quyền phá thai và quan điểm về gia đình

Đảng Dân chủ tin rằng quyền phá thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ củng cố sự ủng hộ của những cử tri truyền thống và thuyết phục những cử tri dao động.

Ông Walz sẽ cố gắng xoáy vào chủ đề này bằng cách đưa câu chuyện của mình vào cuộc tranh luận. Thống đốc thường nói về việc ông và vợ, bà Gwen, đã phải điều trị vô sinh để có con. Ông cũng từng chỉ trích gay gắt đối thủ Vance vì câu nói đùa của ông năm 2021 về "những phụ nữ không con" đang định hình cuộc sống của người Mỹ. Ông Walz cũng ủng hộ quan điểm của bà Harris về quyền phá thai như một điểm tựa cho chủ đề chiến dịch tranh cử của bà: "quyền tự do".

Trong khi đó, ông Vance và ông Trump đã đấu tranh để có một thông điệp nhất quán về việc phản đối quyền phá thai. Điều này đang gây căng thẳng về mặt chính trị đối với đảng Cộng hòa vì sự ủng hộ đối với quyền phá thai đã tăng lên kể từ sau quyết định của Tòa án Tối cao năm 2022 đảo ngược quyền hiến định của phụ nữ về chấm dứt thai kỳ. Để xoa dịu vấn đề này, hồi tháng 8, ông Vance nói rằng ông Trump sẽ phủ quyết nếu lệnh cấm áp đặt trên toàn quốc được Quốc hội thông qua. Nhưng ngay sau đó, ông Trump đã bác bỏ tuyên bố của chính đồng minh khi nói rằng: "Tôi không hề thảo luận điều đó với JD Vance".

Thuyết phục cử tri về chính sách kinh tế

Nếu có một chủ đề mà Vance có thể đưa ông Walz vào thế phòng thủ thì đó là nền kinh tế. Ông Vance thường đưa ra những lập luận rõ ràng hơn ông Trump về các chính sách thúc đẩy nền sản xuất của Mỹ, giúp đỡ người lao động trong khi chỉ trích thất bại của Chính quyền Biden trong việc kiềm chế lạm phát.

Về phần mình, ứng cử viên Dân chủ tuyên bố rằng “xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ là mục tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi”. Bà Harris thừa nhận nhiều khó khăn của người tiêu dùng mặc dù bà thường bảo vệ thành tích chung của ông Biden về tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức lương được cải thiện kể từ khi nền kinh tế Mỹ gánh chịu hậu quả của Covid-19.

Cả hai chiến dịch đưa ra những đề xuất kinh tế cạnh tranh nhau mạnh mẽ, bao gồm các khoản cắt giảm thuế và trợ cấp cho một số lĩnh vực nhất định. Nhiệm vụ của hai phó tướng là cố gắng thuyết phục các nhóm cử tri đang dao động rằng liên danh của họ phù hợp hơn với các mối quan tâm kinh tế của hầu hết các hộ gia đình Hoa Kỳ.

Dư luận nghiêng về ai?

Các cuộc thăm dò dư luận của AP/NORC, tờ New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước phiên tranh luận này, cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance (với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%). Đáng chú ý, ông Walz có uy tín cao hơn ông Vance đối với cả cử tri nữ và cử tri nam. Đây là tín hiệu tích cực đối với phe Dân chủ vì trong số 2 ứng cử viên tổng thống, ông Donald Trump được xem là có lợi thế hơn trong việc huy động lá phiếu từ cử tri nam nói chung.

Cuộc tranh luận có ảnh hưởng đến chiến dịch không?

Theo truyền thống, các cuộc tranh luận của ứng cử viên số hai không tạo ra nhiều khác biệt trong Ngày bầu cử. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, năm nay có thể sẽ khác.

Mark P. Jones, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Rice ở Houston, đã đưa ra phân tích lịch sử cho thấy rằng cử tri không thực sự bị ảnh hưởng bởi ứng cử viên phó tổng thống. Ngay cả ý tưởng kết hợp giữa một ứng cử viên Tổng thống là phụ nữ da màu với một phó tổng thống là nam giới da trắng để cân bằng sự lựa chọn của cử tri như trường hợp bà Harris chọn ông Walz cũng có thể bị cường điệu hóa bởi trong quá khứ, cử tri không quá quan tâm đến vị trí số hai. Nghiên cứu của ông John về cử tri Mỹ qua nhiều thập kỷ cho thấy: "Họ chỉ thực sự bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống".

Tuy nhiên, ông Jones cho rằng, cách biệt giữa hai phe Harris-Walz và Trump-Vance đang sít sao đến mức cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó tổng thống, sự kiện vốn được coi là “món ăn kèm”, cũng có thể gây tác động đột biến đối với cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Ngoài ra, ông Jones đưa ra lý do quan trọng khác khiến cuộc tranh luận giữa ông Walz và ông Vance lần này có thể tác động đến cử tri nhiều hơn trong năm nay, đó là bởi hai ứng cử viên chính - bà Harris và ông Trump - chỉ mới tranh luận trực tiếp một lần duy nhất vào đầu tháng 9. Điều đó có nghĩa là cuộc đối đầu ngày 1.10 có thể là cơ hội cuối cùng trước Ngày bầu cử để cử tri chứng kiến ​​hai đảng tiếp tục đưa ra các lý lẽ đối đầu trực tiếp và thuyết phục cử tri đứng về phía mình.

Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.