Gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc, táo bạo nhưng chưa toàn diện?

Trung Quốc vừa công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay. Song, giới phân tích cho rằng, gói kích cầu vừa được đưa ra chưa đủ để giải quyết triệt để các vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu.

Gói kích thích tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Phan Công Thắng thông báo, PBoC sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ở các ngân hàng thương mại và lãi suất đối với các khoản vay mua nhà thế chấp hiện tại 0,5 điểm phần trăm; đồng thời giảm tỷ lệ trả trước đối với người vay thế chấp mua căn nhà thứ hai từ 25% xuống 15% giá trị căn nhà.

Theo người đứng đầu PBoC, việc cắt giảm RRR dự kiến ​cung cấp thanh khoản khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) cho thị trường tài chính. Với RRR hiện tại của ngành ngân hàng Trung Quốc ở mức khoảng 6,6%, PBoC vẫn còn nhiều dư địa để điều chỉnh và có thể hạ thêm 0,25 hoặc 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm nay.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Tại cuộc họp báo chung với Giám đốc Cục Quản lý tài chính quốc gia Trung Quốc (NFRA) Lý Vân Trạch và Chủ tịch Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) Ngô Thanh, ông Phan Công Thắng cho biết: “Việc giảm lãi suất vay thế chấp mua nhà dự kiến mang lại lợi ích cho 50 triệu hộ gia đình, giúp giảm chi phí lãi vay hộ gia đình trung bình khoảng 150 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư một cách hiệu quả”. PBOC cũng thông báo sẽ giảm lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày từ 1,7% xuống 1,5%. Điều này có thể giúp lãi suất cơ bản giảm khoảng 0,2 - 0,25 điểm phần trăm. Trong khi đó, lãi suất trung hạn có thể giảm 0,3 điểm phần trăm.

Thêm vào đó, PBoC sẽ hỗ trợ những nhà đầu tư muốn mua lại đất đai chưa sử dụng của các công ty bất động sản đang gặp khó khăn tài chính. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang nghiên cứu thành lập một quỹ bình ổn thị trường chứng khoán do nhà nước hậu thuẫn để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Các công ty môi giới chứng khoán và các quỹ đầu tư có thể vay tiền từ PBoC để mua cổ phiếu.

Ngoài ra, PBOC còn công bố một chương trình hoán đổi có trị giá 500 tỷ nhân dân tệ để các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và môi giới có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mua cổ phiếu. Một chương trình khác có quy mô 300 tỷ nhân dân tệ vốn vay giá rẻ, để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cấp vốn cho các tổ chức khác mua cổ phiếu và mua lại cổ phiếu.

Theo Wu Qing, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, Trung Quốc sẽ ban hành hướng dẫn trong những ngày tới về việc thúc đẩy các quỹ trung và dài hạn tham gia vào thị trường chứng khoán. Để hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế ổn định, PBoC sẽ kiên trì lập trường chính sách tiền tệ thích ứng, tăng cường cường độ điều chỉnh, cải thiện độ chính xác của điều chỉnh chính sách tiền tệ, tạo ra môi trường tiền tệ và tài chính thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển chất lượng cao.

Loạt biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm giảm lãi suất thế chấp và cắt giảm lãi suất chính sách chủ chốt; tuy nhiên nền kinh lớn thứ hai thế giới vẫn chưa có phục hồi rõ rệt về tăng trưởng do khủng hoảng bất động sản kéo dài, tiêu dùng trong nước vẫn ảm đạm và xung đột thương mại với phương Tây ngày càng gay gắt. Do đó, gói kích cầu còn được xem là một nỗ lực nhằm vực dậy niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Củng cố niềm tin của thị trường

Chia sẻ với Global Times, nhà kinh tế tại Ngân hàng China Everbright Zhou Maohua, cho rằng việc cắt giảm lãi suất chính sách và RRR sẽ giải phóng một mức thanh khoản hợp lý, giảm chi phí tài trợ cho nền kinh tế thực, kích thích các hoạt động tiêu dùng và đầu tư. Khi sự hỗ trợ của chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục tăng, những tác động tích cực của sự hỗ trợ chính sách sẽ hiện thực hóa, sự tự tin của thị trường sẽ dần được nâng lên, nhu cầu và giá cả sẽ được cải thiện và nền kinh tế dự kiến ​​sẽ bước vào một chu kỳ lành mạnh với tốc độ nhanh hơn.

Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng họ đang nỗ lực để bảo đảm tăng trưởng kinh tế ổn định. Việc triển khai đồng thời nhiều chính sách lớn sẽ hỗ trợ thêm cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy niềm tin của thị trường. Các biện pháp này sẽ giúp ổn định thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường chứng khoán và cuối cùng là nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tại buổi họp báo, các quan chức Trung Quốc cũng công bố một số biện pháp chính sách khác để hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NFRA sẽ hợp tác với Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - cơ quan lập kế hoạch kinh tế của đất nước - để thiết lập một cơ chế làm việc nhằm hỗ trợ điều phối tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, để hỗ trợ hoạt động ổn định của các ngân hàng thương mại lớn, Trung Quốc có kế hoạch “bơm” vốn cấp 1 lõi vào 6 ngân hàng thương mại lớn, bao gồm cả Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Giao thông và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc, theo cách có trật tự, theo từng giai đoạn.

Ông Zhou Maohua cho rằng, việc kết hợp gói kích cầu mới với các biện pháp cũ bao gồm việc phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt kỳ hạn siêu dài để hỗ trợ đổi mới thiết bị quy mô lớn, sẽ đặt nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý IV của năm. Và với mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV, “mục tiêu tăng trưởng khoảng 5 phần trăm sẽ có thể đạt được”.

Cần thêm những công cụ chính sách khác

Theo Reuters, giới phân tích đặt câu hỏi liệu việc PBOC bơm thanh khoản sẽ mang lại hiệu quả ra sao, xét tới nhu cầu tín dụng đang yếu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đang thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ các hoạt động kinh tế thực. Dù Trung Quốc đã có định hướng rõ ràng hơn về việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng điều quan trọng là giới chức trách phải giúp thị trường kỳ vọng mạnh mẽ hơn về việc chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng trong tương lai, cũng như sẽ có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng.

Nhà phân tích Julian Evans-Pritchard của công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics nhận định, được đánh giá là gói kích thích kinh tế quan trọng nhất của PBOC từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, song Chính phủ Trung Quốc cần có thêm các biện pháp kích cầu bằng chính sách tài khoá, ngoài các biện pháp chính sách tiền tệ, đặc biệt là tăng chi tiêu và phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thanh khoản mà các chính quyền địa phương, các nhà phát triển bất động sản cùng nhiều doanh nghiệp khác đang đối mặt.

Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Duncan Wrigley của Công ty Pantheon Macroeconomics nhận định, gói kích thích này không đủ để giải quyết các vấn đề cốt lõi khi nước này đang dần vào một vòng xoáy giảm phát”. Ông cho rằng, điều mà Trung Quốc cần là “một gói những biện pháp cải cách để định hình lại một cách căn bản nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng”.

Với gói kích cầu mới, nhiều tổ chức dự báo khác dự báo Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5% trong năm nay. Song, Bắc Kinh vẫn cần hành động nhiều hơn để tránh nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát ăn sâu giống như Nhật Bản. Hơn nữa, một thiếu sót lớn của gói kích cầu chính là một chiến lược nhất quán để thúc đẩy 1,4 tỷ dân Trung Quốc tăng cường chi tiêu.

Các nhà phân tích cho rằng, sẽ cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả của việc bơm lượng lớn vốn ra thị trường. Nhu cầu tín dụng ở Trung Quốc vẫn còn hạn chế trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của nhóm thanh niên từ 18-24 tuổi đã tăng vọt lên mức gần 19% trong tháng 8. Bên cạnh đó nhiều khách hàng cũng trì hoãn kế hoạch vay tiền mua nhà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Sau khi PBOC có hành động mạnh mẽ hơn so với những gì được kỳ vọng, tâm điểm của sự chú ý giờ đây hướng tới Bộ Tài chính Trung Quốc. Cơ quan này có thể tung ra các biện pháp tài khóa trong những ngày tới tại kỳ họp thường niên của Bộ Chính trị.

Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.