Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Chiến dịch trên bộ "có giới hạn"

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết các chiến dịch trên bộ nhằm vào Lebanon bắt đầu vào đêm 30.9 với sự tham gia của lính dù và lính biệt kích từ sư đoàn tinh nhuệ 98, được điều chuyển từ Gaza đến mặt trận phía bắc từ hai tuần trước.

z5885753019924-d2c77b8a8814b68f08f8248faaacbec6-8270.jpg
Xe bọc thép của quân đội Israel tập kết ở biên giới với Lebanon. Ảnh: Reuters

Họ cho biết lực lượng không quân và pháo binh đã hỗ trợ lực lượng bộ binh tham gia vào "các cuộc đột kích trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu" nhằm vào Hezbollah ở các ngôi làng phía nam Lebanon, được cho là gây ra "mối đe dọa trực tiếp đối với các cộng đồng người Israel ở miền bắc Israel".

Tuyên bố của IDF được đưa ra theo sau một tuyên bố tương tự từ Mỹ, trong đó các quan chức Nhà Trắng cho biết lực lượng Israel dường như đã tiến hành “các hoạt động trên bộ hạn chế” nhắm vào Hezbollah.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với phóng viên: “Theo những gì họ thông báo với chúng tôi về diễn biến, đó là các hoạt động hạn chế nhắm vào cơ sở hạ tầng của Hezbollah gần biên giới”.

Theo hai quan chức an ninh Palestine, một cuộc không kích của Israel vào sáng sớm thứ Ba nhằm vào Mounir Maqdah, chỉ huy chi nhánh Lebanon của lực lượng quân sự phong trào Fatah Palestine, Lữ đoàn Tử vì đạo Al-Aqsa. Số phận của nhân vật này hiện vẫn chưa rõ.

Các nguồn tin cho biết cuộc tấn công đã đánh trúng một tòa nhà trong trại tị nạn đông đúc của người Palestine Ain al-Hilweh gần thành phố Sidon ở phía nam. Đây là cuộc tấn công đầu tiên vào trại tị nạn lớn nhất của người Palestine ở Lebanon kể từ khi xung đột xuyên biên giới giữa Hezbollah và Israel nổ ra gần một năm trước.

Chiến dịch vào Lebanon cho thấy sự leo thang của cuộc xung đột ở Trung Đông giữa Israel và các chiến binh được Iran hậu thuẫn, hiện đang đe dọa lôi kéo Hoa Kỳ và Iran vào cuộc.

Chính phủ Lebanon có thể triển khai quân đến miền Nam

Một nguồn tin an ninh Lebanon nói với Reuters rằng quân đội chính phủ Lebanon đã rút lui khỏi các vị trí dọc biên giới ở phía nam với Israel. Tuy nhiên, đến trưa ngày 1.10, quân đội Lebanon đã phủ nhận thông tin trên, nói rằng các đơn vị quân đội đang thay đổi vị trí.

"Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin không chính xác về việc quân đội rút lui khỏi các đồn biên giới phía nam của mình trong vài km, trong bối cảnh kẻ thù đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch trên bộ bên trong lãnh thổ Lebanon", quân đội cho biết trong một tuyên bố. "Bộ tư lệnh quân đội muốn làm rõ rằng các đơn vị quân đội ở phía nam đang thay đổi vị trí một số đồn quan sát dọc theo tuyến đầu trong phạm vi trách nhiệm của họ".

Quân đội Lebanon từ trước đến nay luôn đứng ngoài các cuộc xung đột lớn với Israel, và trong năm qua đã không nổ súng vào quân đội Israel.

Tuy nhiên, ngày 30.9, Thủ tướng tạm quyền của Lebanon Najib Mikati cảnh báo rằng, Chính phủ của ông sẵn sàng triển khai quân đội ở miền Nam.

Ông Najib Mikati cũng khẳng định Lebanon sẵn sàng thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua năm 2006 nhằm chấm dứt sự hiện diện vũ trang của Hezbollah ở phía Nam sông Litani - một phần của thỏa thuận ngừng bắn với Israel.

Nghị quyết 1701 đã chấm dứt cuộc xung đột kéo dài một tháng giữa Israel và Hezbollah hồi năm 2006. Israel được yêu cầu rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam Lebanon, chỉ có quân đội Lebanon và lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ duy trì sự hiện diện ở đó.

Trước tuyên bố của ông Mikati, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Israel Katz khẳng định Tel Aviv sẽ không ngừng bắn ở Lebanon trừ khi Hezbollah di chuyển về phía Bắc sông Litani và giải giáp vũ khí.

Ông Katz nói thêm việc thực hiện tất cả nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cũng là cần thiết để đạt được lệnh ngừng bắn ở Lebanon.

Quốc tế

Dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2023: Sự hủy diệt của chiến tranh
Quốc tế

Dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2023: Sự hủy diệt của chiến tranh

Những con phố từng đông đúc và được quy hoạch ngay ngắn của Dải Gaza giờ đây chỉ còn là khung cảnh hoang tàn, với những đống đổ nát nơi các tòa nhà chung cư từng tọa lạc, những vũng nước thải ô nhiễm và ở nhiều nơi, không khí nồng nặc mùi hôi thối của của thi thể chưa được tìm thấy.

EAF
Quốc tế

Những thách thức chờ tân Thủ tướng Nhật Bản

Một tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba chính thức tuyên thệ nhậm chức và công bố Nội các mới, ông đã phải bắt tay vào giải quyết những thách thức đang đặt ra: đoàn kết nội bộ đảng, đoàn kết đất nước và vực dậy nền kinh tế.

Cuộc chiến ở Trung Đông một năm nhìn lại
Quốc tế

Cuộc chiến ở Trung Đông một năm nhìn lại

Một năm sau khi các chiến binh Hamas phát động cuộc tấn công chưa từng có vào miền Nam Israel, dẫn đến một cuộc chiến khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời, cuộc xung đột tới nay vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, thậm chí còn đang mở rộng ra ngoài biên giới Gaza với nhiều mặt trận mới ở Trung Đông.

Florida chuẩn bị cho đợt sơ tán lớn trước nguy cơ bão Milton đổ bộ
Quốc tế

Florida chuẩn bị cho đợt sơ tán lớn trước nguy cơ bão Milton đổ bộ

Chưa đầy 10 ngày sau khi siêu bão Helene đổ bộ vào bang Florida, Mỹ, tiểu bang này đang chuẩn bị cho đợt sơ tán có thể là lớn nhất trong vòng 7 năm qua khi bão Milton - một cơn bão có khả năng tàn phá khác với cường độ bão cấp 3 trong thang bão 5 cấp Saffir-Simpson mạnh lên, hướng vào các trung tâm đô thị lớn.

Gia đình các nạn nhân thiệt mạng kỷ niệm 6 tháng ngày diễn ra vụ tấn công 7.10.
Quốc tế

Hai quan điểm trái ngược về cuộc chiến ở Trung Đông

Ngày 7.10, thế giới đánh dấu một năm Hamas tiến hành cuộc tấn công vào Israel, cũng là ngày mở ra một năm chiến tranh tàn khốc. Nhà bình luận chính trị Jonathan Freedland của The Guardian cho rằng: nhìn lại một năm qua, có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về những gì vừa xảy ra - cách thế giới nhìn nhận Israel và cách người Israel nhìn nhận chính mình. Mọi thứ có thể sẽ không tồi tệ đến thế nếu mỗi hình ảnh có thể được cảm nhận theo cách còn lại.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Bhutan: Bước đi táo bạo hướng nền kinh tế hạnh phúc, thu nhập cao
Quốc tế

Bhutan: Bước đi táo bạo hướng nền kinh tế hạnh phúc, thu nhập cao

Bhutan vừa công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2024 - 2029) được đánh giá là tham vọng và đột phá. Bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tăng trưởng kinh tế được đưa thành mục tiêu trung tâm, bên cạnh triết lý về “hạnh phúc quốc gia tổng thể”, vốn đã trở thành “thương hiệu” của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.