Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

z5895124367957-d3491b23c913df14d798a29df1a2ae3b-8931.jpg
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc gặp tại Brussels. Ảnh: AP

Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc hội đàm tại Brussels nhân chuyến thăm châu Âu nhà lãnh đạo Anh, Thủ tướng Keir Starmer và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nhất trí về "tầm quan trọng của mối quan hệ độc đáo" mà họ chia sẻ; đồng thời cam kết tăng cường hợp tác của họ. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng: “Mối quan hệ ổn định, tích cực và hướng tới tương lai nằm trong lợi ích chung của họ và tạo cơ sở cho sự hợp tác lâu dài”. Chương trình nghị sự cho sự hợp tác của họ sẽ được thiết lập trong những tháng tới.

Mối quan hệ hàn gắn sẽ được tái khởi động bằng cách “hai bên sẽ cùng nhau xác định các lĩnh vực hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai, chẳng hạn như kinh tế, năng lượng, an ninh và khả năng phục hồi, hoàn toàn tôn trọng các thủ tục nội bộ và đặc quyền của thể chế”.

Hai bên cho biết họ sẽ gặp lại nhau vào mùa thu và hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong chuỗi hội nghị thượng đỉnh thường kỳ giữa EU và Anh sẽ được tổ chức vào đầu năm sau.

Cả hai nhà lãnh đạo đều tái khẳng định cam kết với Thỏa thuận Brexit và các hiệp ước khác đã đạt được về các điều khoản của Brexit khi Anh rời khỏi khối thương mại lớn nhất thế giới 4 năm trước.

Họ cũng tái khẳng định cam kết duy trì luật pháp quốc tế và Công ước châu Âu về Nhân quyền. Đây là cam kết quan trọng trong bối cảnh những người theo đường lối cứng rắn Brexit muốn Vương quốc Anh rời khỏi công ước để những người xin tị nạn hoặc di cư bất hợp pháp có thể bị trục xuất mà không bị Tòa án nhân quyền châu Âu can thiệp.

Người dân Anh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ quyết định rời khỏi EU vào năm 2016, với hy vọng điều này sẽ mang lại cho Vương quốc Anh quyền tự do hơn trong kiểm soát biên giới của mình, cũng như không bị bó buộc bởi nhiều quy định của EU. Nhưng kể từ đó đến nay, số người nhập cư và nhập cư bất hợp pháp vào Anh chỉ tăng lên chứ không giảm đi.

Trong cuộc hội đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen và Starmer cũng nhấn mạnh những thách thức chung mà họ phải đối mặt, đặc biệt là do cuộc chiến ở Ukraine.

Trước đó, khi đứng cùng nhà lãnh đạo châu Âu, Thủ tướng Anh Starmer nói với các phóng viên ông tin rằng: "Người dân Anh muốn quay trở lại với sự lãnh đạo thực dụng, sáng suốt khi hợp tác với những người hàng xóm gần gũi nhất để giải quyết các vấn đề, để Brexit thực sự hiệu quả và mang lại lợi ích cho họ, giúp nước Anh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường an ninh và giải quyết những thách thức chung như di cư bất hợp pháp và biến đổi khí hậu".

Đáp lại, bà Von der Leyen hoan nghênh chuyến thăm của ông và cơ hội củng cố quan hệ EU - Anh. "Chúng tôi có một hệ thống những thỏa thuận vững chắc. Chúng tôi nên khám phá khả năng mở rộng phạm hợp tác trong khi tập trung thực hiện một cách đầy đủ và trung thực" các thỏa thuận Brexit làm nền tảng cho cuộc chia tay có phần tốn kém và đau đớn trước kia.

EU cũng muốn xây dựng cầu nối giữa thế hệ thanh niên ở cả hai bên eo biển Manche bằng cách giới thiệu một chương trình cho phép công dân trẻ của EU và Vương quốc Anh được học tập, làm việc và sinh sống trong thời gian ngắn tại Vương quốc Anh và EU. Trước đây, những người ủng hộ Brexit phản đối chương trình này.

Kể từ chiến thắng vang dội của Công đảng đường lối trung tả của ông Starmer trong cuộc bầu cử ngày 4.7, nước Anh đã tìm kiếm một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế sau nhiều năm mối quan hệ với châu Âu xấu đi vì Brexit.

Ông đã tuyên bố sẽ giảm bớt một số rào cản hậu đã làm suy yếu mối quan hệ giữa Anh và EU. Tuy nhiên, ông Starmer khẳng định rằng ông sẽ không đảo ngược Brexit hoặc tái gia nhập thị trường chung và liên minh thuế quan của EU.

Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Nguồn: New central TV
Quốc tế

Trung Quốc nâng tuổi nghỉ hưu: Quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Cơ quan lập pháp Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định nâng tuổi nghỉ hưu. Được đưa ra lần đầu tiên sau 50 năm và sau nhiều lần trì hoãn, quyết định này được đánh giá là đặc biệt cần kíp để giúp nền kinh tế chống chọi với tình trạng già hóa dân số, vốn đang gây áp lực lên lực lượng lao động và quỹ hưu trí. Tuy nhiên, sự lo ngại của người dân về một tương lai không chắc chắn cũng như những khó khăn của thị trường việc làm đang làm gia tăng thái độ bất mãn về quyết định này.