Liên Hợp Quốc cảnh báo: Cuộc khủng hoảng Ngân hàng Trung ương đe dọa kinh tế Libya

Phái bộ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL) vừa đưa ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc “về tình hình ngày càng xấu đi ở Libya" đe dọa đến sự ổn định của đất nước. Trọng tâm của cuộc khủng hoảng này là tranh chấp về quyền kiểm soát Ngân hàng Trung ương Libya, báo động về khả năng sử dụng sai mục đích các nguồn tài chính của quốc gia.

Liên Hợp Quốc cảnh báo Libya phải đối mặt với sụp đổi kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng Ngân hàng Trung ương -0
Nhân viên Bộ Nội vụ đứng gác trước Ngân hàng Trung ương ở Tripoli, Libya. Nguồn: Reuters

Tuyên bố của UNSMIL, nêu bật tính cấp bách của tình hình, nhấn mạnh đến nhu cầu đạt được sự đồng thuận dựa trên các thỏa thuận chính trị, luật hiện hành và nguyên tắc độc lập của ngân hàng trung ương. Phái bộ của Liên Hợp Quốc công bố ý định triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ngân hàng Trung ương Libya, nhằm làm trung gian cho một giải pháp ngăn chặn sự tình trạng leo thang hơn nữa.

Tình hình ngày càng trở nên bấp bênh khi nền kinh tế Libya, vốn phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ, bị gián đoạn đáng kể. Gần đây, một số mỏ dầu quan trọng đã phải ngừng hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc dừng nguồn thu nhập chính của đất nước. Hành động này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, vì sản xuất và xuất khẩu dầu rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính của Libya. 

Trước đó, ngày 26.8, chính quyền miền Đông Libya đã ra lệnh đóng cửa các mỏ dầu trong khu vực này, nơi chiếm gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước do căng thẳng liên quan đến những tranh chấp quyền lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương. Chính phủ được quốc tế công nhận tại Tripoli và Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC), cơ quan kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Libya, vẫn chưa xác nhận về việc đóng cửa này.

Trong tuyên bố của mình, UNSMIL kêu gọi đình chỉ các quyết định đơn phương có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, dỡ bỏ tình trạng đóng cửa các mỏ dầu, chấm dứt leo thang và sử dụng vũ lực, đồng thời bảo vệ nhân viên Ngân hàng Trung ương. Các biện pháp này rất quan trọng để ổn định tình hình và ngăn chặn thiệt hại thêm cho nền kinh tế vốn mong manh của Libya.

Cuộc tranh giành quyền kiểm soát Ngân hàng Trung ương và doanh thu dầu mỏ quốc gia của các phe phái làm nổi bật những chia rẽ sâu sắc bên trong Libya, vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau nhiều năm xung đột và chia rẽ chính trị. Vì vậy, khi Liên Hợp Quốc vào cuộc để làm trung gian, giới quan sát kỳ vọng các bên sẽ đạt được một giải pháp hợp lý, giúp bảo đảm nguồn tài chính của Libya được quản lý theo cách có lợi cho toàn bộ quốc gia.

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.