5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Nhìn về phía trước có thể thấy 5 rủi ro lớn có thể trở thành những cơn gió ngược cản trở tăng trưởng GDP toàn cầu trong nhiều năm tới, bao gồm: xu hướng phi toàn cầu hóa; trí tuệ nhân tạo; xu hướng nhân khẩu học; bất bình đẳng gia tăng; khan hiếm tài nguyên thiên nhiên.

Xu hướng phi toàn cầu hóa

Trong 50 năm qua, nền kinh tế thế giới đã chuyển từ trò chơi tổng dương sang trò chơi tổng âm. Kỷ nguyên tổng dương, được thúc đẩy bởi hợp tác kinh tế ở mức độ toàn cầu, được đánh dấu bằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 và việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới đã bước vào thời kỳ tổng âm, được đánh dấu bằng sự suy giảm tăng trưởng, cạnh tranh gia tăng và xung đột gia tăng.

Trong bối cảnh, thập kỷ của hợp tác đa phương nhường chỗ cho xu hướng phân mảnh kinh tế, các liên minh xuyên quốc gia mới đã làm suy yếu trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo và các thể chế Bretton Woods, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khối BRICS mở rộng - do Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi lãnh đạo - là liên minh quan trọng nhất trong số các liên minh này, đại diện cho hơn 40% dân số thế giới và 36% GDP toàn cầu.

Thoái trào của toàn cầu hóa đe dọa mọi trụ cột của trật tự kinh tế quốc tế: thương mại, dòng vốn, nhập cư và chủ nghĩa đa phương. Các mức thuế mà Tổng thống đắc cử của Mỹ đề xuất - bao gồm mức thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và mức thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc - có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình này bằng cách kích thích lạm phát, phá vỡ thương mại toàn cầu và làm suy yếu tăng trưởng.

AI và sự gián đoạn công nghệ

Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là AI tạo sinh, mang lại tiềm năng to lớn khi thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng mang lại những rủi ro đáng kể. Về mặt tích cực, AI được dự đoán sẽ đóng góp thêm 16 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu vào năm 2030, có khả năng mở ra siêu chu kỳ kinh tế lớn đầu tiên trong nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, tin xấu là AI có thể thay thế hàng triệu công nhân, tạo ra một tầng lớp thất nghiệp khổng lồ. Một báo cáo năm 2023 của Goldman Sachs ước tính rằng tự động hóa có thể xóa sổ 300 triệu việc làm toàn thời gian.

1200-675-20936465-406-20936465-1709899832657.jpg
Nguồn: Etvbharat

Hơn nữa, có những lo ngại chính đáng rằng sự phát triển nhanh chóng của AI, cùng với lượng năng lượng khổng lồ cần thiết để vận hành các trung tâm dữ liệu, đang đi ngược lại với những nỗ lực nhằm giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Trong tương lai gần, đầu tư quá mức có thể dẫn đến sự phân bổ vốn sai đáng kể khi các nhà đầu tư vội vã tận dụng sự bùng nổ của AI. Tỷ lệ đầu tư mạo hiểm hiện tại vào AI là khoảng 60 tỷ USD và, dựa trên xu hướng tăng trưởng gần đây, có thể dễ dàng vượt qua 100 tỷ USD trong tương lai gần.

Thay đổi về nhân khẩu học

Thế giới đang trải qua những thay đổi nhân khẩu học sâu sắc ảnh hưởng đến cả quy mô dân số toàn cầu và chất lượng lực lượng lao động. Theo LHQ, dân số thế giới dự kiến ​​sẽ tăng từ khoảng 8 tỷ người hiện nay lên 10,4 tỷ người vào năm 2100. Nhưng đang có một xu hướng đặc biệt đáng lo ngại là mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng dân số và hiệu quả kinh tế. Các quốc gia có dân số tăng nhanh đang lại đang chứng kiến tăng trưởng kinh tế chậm, trong khi dân số của các nền kinh tế có hiệu suất cao có xu hướng tăng trưởng chậm hơn. Rất ít quốc gia đạt được cả hai, làm dấy lên mối lo ngại rằng thu nhập bình quân đầu người toàn cầu đang trên đà giảm.

Trung Quốc là một ví dụ điển hình. IMF dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này, hiện đang dao động quanh mức 5%, sẽ giảm xuống dưới 3,5% vào năm 2029. Trong khi đó, LHQ ước tính rằng dân số Trung Quốc sẽ giảm mạnh xuống còn dưới 800 triệu người vào năm 2100. Ở châu Âu, các nền kinh tế tăng trưởng chậm như Italy và Pháp có tỷ lệ sinh thấp hơn nhiều so với mức thay thế. Ngược lại, nhiều quốc gia nghèo hơn có dân số trẻ hơn nhiều nhưng cũng phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng ảm đạm tương tự.

Xu hướng dân số có tác động to lớn đến những gì thế giới sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ, trong khi dân số Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ vẫn nghèo hơn năm lần về GDP bình quân đầu người. Sự chênh lệch này định hình giỏ hàng tiêu dùng của thế giới, vì dân số đông hơn, nghèo hơn có xu hướng tiêu thụ các sản phẩm rẻ hơn, chẳng hạn như than thay vì năng lượng tái tạo.

Nhìn rộng hơn, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ sinh giảm cũng có thể làm thu hẹp chiếc bánh GDP, vì ít công nhân sản xuất hàng hóa hơn trong khi số lượng người tiêu dùng tăng lên. Xu hướng này được phản ánh trong tỷ lệ phụ thuộc (người dưới 15 hoặc trên 64 tuổi so với dân số trong độ tuổi lao động - đã tăng trên tất cả các nền kinh tế lớn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này tăng từ 51,2 người phụ thuộc trên 100 cá nhân trong độ tuổi lao động vào năm 1990 lên 54,5 vào năm 2023.

Bất bình đẳng gia tăng

Bất bình đẳng - không chỉ về thu nhập và của cải mà còn về khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng - từ lâu đã được coi là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2017 của Viện Chính sách Kinh tế cho thấy bất bình đẳng đã làm giảm tăng trưởng toàn cầu 2 - 4 điểm %GDP mỗi năm từ cuối những năm 1970 đến năm 2012.

Không chỉ được cảm nhận rõ nét trong nội bộ quốc gia, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, bất bình đẳng giữa các quốc gia cũng gia tăng. Theo báo cáo năm 2023 của Oxfam, 81 tỷ phú giàu nhất thế giới giàu hơn 50% dân số thế giới nghèo nhất. Đồng thời, tăng trưởng chậm hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp đã làm gia tăng chênh lệch toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh những xu hướng này, khiến gần 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực. Và trong bối cảnh khả năng tiếp cận năng lượng mới và các công nghệ mới nổi như AI chỉ tập trung ở các nước phát triển, các nền kinh tế nghèo càng đứng trước nguy cơ tụt hậu hơn bao giờ hết.

Tình trạng khan hiếm tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên - đặc biệt là đất canh tác, nước uống, năng lượng và các nguyên tố đất hiếm - đang ngày càng trở nên khan hiếm. Trong lịch sử, đổi mới công nghệ đã làm giảm thiểu những rủi ro như vậy, nhưng tình hình bất ổn địa chính trị và phân mảnh kinh tế ngày nay đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt, đẩy giá hàng hóa lên cao và thúc đẩy lạm phát.

Điều đáng lưu ý là chuỗi cung ứng tài nguyên hiện đang rất mong mong manh. Ví dụ, Trung Quốc chiếm 60% sản lượng đất hiếm của thế giới và gần 90% hoạt động chế biến và tinh chế, tạo ra những lỗ hổng địa chính trị đáng kể.

Làm thế nào để thích ứng?

Bất chấp những rủi ro này, tình hình toàn cầu hiện nay vẫn mang đến cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư, miễn là họ phân bổ vốn một cách khôn ngoan, quản lý rủi ro hiệu quả và tuân thủ một số nguyên tắc chỉ đạo.

Để bắt đầu, họ phải đánh giá lại các hoạt động tài chính, hoạt động và tuyển dụng của mình. Chẳng hạn như trước đây các nhà đầu tư huy động vốn với lãi suất thấp tại các thị trường như London hoặc New York và đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận cao hơn ở các quốc gia như Brazil. Chiến lược này, vốn rất phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa, đang tỏ ra không hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có xu hướng phân mảnh và co cụm.

Tương tự như vậy, chuỗi cung ứng và mua sắm xuyên quốc gia hoạt động tốt trong một thế giới toàn cầu hóa hoàn toàn. Nhưng như đại dịch đã chứng minh, mô hình này có thể nhanh chóng sụp đổ khi gặp sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hơn nữa, các tập đoàn sẽ nhận thấy, đây là thời đại can thiệp của chính phủ nhiều hơn, với các quy định chặt chẽ hơn, thuế suất cao hơn. Kết quả là, khu vực tư nhân có khả năng sẽ thu hẹp.

Nói như vậy, siêu chu kỳ song sinh của AI và quá trình chuyển đổi năng lượng có thể chống lại những cơn gió ngược này và phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, những người ra quyết định phải luôn cảnh giác và tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận có ý nghĩa bằng cách phân bổ vốn một cách chiến lược, xác định các dự án có thể đầu tư và triển khai nguồn lực một cách hiệu quả.

Nghị viện thế giới

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.