3 dịch bệnh nóng nhất Hà Nội đang diễn biến như thế nào?

Sốt xuất huyết hiện là dịch bệnh nóng nhất tại Hà Nội với hơn 1.000 ca mắc mới/tuần. Bên cạnh đó, Covid-19 dù đã hạ nhiệt những vẫn có những dấu hiệu diễn biến phức tạp.

Bệnh nhân sốt xuất huyết bật tăng trở lại

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần 44, thành phố có thêm 1.312 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng 8,9% so với tuần trước (1.205/3). 

Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã, một số đơn vị có số ca mắc cao là: Hà Đông (148), Thanh Oai (127), Phú Xuyên (110), Đống Đa (101).

3 dịch bệnh nóng nhất Hà Nội đang diễn biến như thế nào? -0
Biểu đồ số ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết theo tuần (Ảnh: CDC Hà Nội)

Trong tuần, Hà Nội cũng phát hiện thêm 58 ổ dịch mới tại Hoàng Mai (16), Thanh Oai (6), Bắc Từ Liêm (5), Hà Đông (5), Thanh Trì (5), Hai Bà Trưng (5), Chương Mỹ (3), Đống Đa (3), Phú Xuyên (2), Long Biên (2), Hoài Đức (2), Gia Lâm (1), Đan Phượng (1), Phúc Thọ (1), Tây Hồ (1).

Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 10.716 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (3.020 ca mắc, 0 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30quận, huyện, thị xã.

Hà Nội cũng ghi nhận tổng cộng 871 ổ dịch tại 30/30 quận,huyện. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động, tại 24 quận, huyện.

3 dịch bệnh nóng nhất Hà Nội đang diễn biến như thế nào? -0
Nhiều địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết (Ảnh: Sở Y tế)

Trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (200); Phượng Trì, Phùng, Đan Phượng (73); Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai (53).

Theo CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Thành phố cũng sẽ tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao. Từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Covid-19 hạ nhiệt nhưng số F0 mới vẫn ở mức cao

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 570 ca mắc Covid-19, 0 trường hợp tử vong. Số ca mắc giảm 3,4% so với tuần trước (590 ca). 

Trung bình mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận 81 F0 mới. Bệnh nhân ghi nhận tại 25/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó một số quận huyện ghi nhận số mắc cao như: Đông Anh (83), Sóc Sơn (64), Bắc Từ Liêm (60), Đống Đa (43).

Cộng dồn trong năm 2022, thành phố đã phát hiện 1.586.482 ca mắc Covid-19, 1.033 ca tử vong.

3 dịch bệnh nóng nhất Hà Nội đang diễn biến như thế nào? -0
 Tiêm phòng vắc xin Covid-19 (Ảnh: Sở Y tế)

Năm 2022, Hà Nội cũng đã tiến hành giải trình tự gen 470 mẫu bệnh phẩm dương tính tại cộng đồng, hiện biến thể Omicron vẫn là biến thể lưu hành chính đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 448/470 mẫu (95,3%) nhiễm biến thể Omicron; còn lại 22/470 mẫu (4,7%) nhiễm biến thể Delta. 

Biến thể BA.5 và các dòng phụ của nó tiếp tục chiếm ưu thế và đã ghi nhận tại 24/30 quận, huyện.

Về công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19:

- Kết quả tiêm cho nhóm 5 đến dưới 12 tuổi: 656.097 mũi 1 đạt tỷ lệ 75,6%; 402.193 mũi 2 đạt 46,3%.

- Kết quả tiêm cho nhóm 12-17 tuổi: Mũi 1: 720.584 mũi đạt tỷ lệ 100%; mũi 2: 698.832 mũi đạt tỷ lệ 100%; mũi 3: 398.941 mũi đạt tỷ lệ 57,1%.

- Kết quả tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 6.217.059 mũi đạt tỷ lệ 99,9%; mũi 2: 6.028.123 mũi đạt tỷ lệ 100%; mũi bổ sung: 229.153 mũi đạt tỷ lệ 100%; mũi nhắc lại lần 1: 4.621.546 mũi đạt tỷ lệ 98,8%; mũi nhắc lại lần 2: 1.403.903 mũi, đạt tỷ lệ 80,9%.

Hà Nội ghi nhận 1.572 ca tay chân miệng trong năm 2022

3 dịch bệnh nóng nhất Hà Nội đang diễn biến như thế nào? -0
Biểu đồ ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội theo tuần (Ảnh: CDC Hà Nội)

Trên toàn khu vực miền Bắc tuần qua đã ghi nhận 22 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong. So với tuần trước sốca mắc giảm 66%. 

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 12 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, số ca mắc giảm 5 trường hợp so với tuần trước (17/0). Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 1.572 ca mắc,0 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (212/0).

Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.