178 đề tài xuất sắc nhất nhận giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 25

Ngày 26.11, đã có 178 đề tài xuất sắc nhất nhận giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 25 năm 2023. Trong đó, sinh viên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đạt 38 giải.

Giải thưởng Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 25 năm 2023 được triển khai và thực hiện từ tháng 07.2023 đến tháng 11.2023. Đối tượng tham gia Giải thưởng là sinh viên hiện đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học và học viện trên toàn quốc, theo 2 hình thức: cá nhân hoặc nhóm. 

Phát biểu tổng kết chương trình, Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh, giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tổ chức, là giải thưởng khoa học uy tín, thu hút dành cho các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn quốc.

Qua 25 năm tổ chức, Giải thưởng đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, từ đó ươm mầm nhiều nhà khoa học trẻ từ khi còn trên ghế nhà trường, góp phần đào tạo đội ngũ các nhà khoa học trong tương lai. Giải thưởng đã phát huy năng lực tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập, nghiên cứu của sinh viên, góp phần ứng dụng kiến thức trong nhà trường giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, đất nước.

PGS.TS Vũ Hải Quân tin tưởng, Giải thưởng Euréka sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ và góp phần xây dựng nền khoa học Việt Nam ngày càng vững mạnh. 

Năm 2023, giải thưởng đã thu hút 1.509 đề tài của 134 trường đại học, cao đẳng, học viện, trong đó có 45 trường thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh và 89 trường thuộc các tỉnh thành khác trong cả nước tham gia.

Các đề tài vào vòng chung kết năm nay có tính thời sự, tính ứng dụng cao, nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề nóng của xã hội, và có những đề tài được chuyển giao công nghệ.

Giải thưởng năm nay có tổng cộng 14 lĩnh vực, bao gồm: Kinh tế, Khoa học Xã hội, Khoa học Giáo dục, Hành chính - Pháp lý, Công nghệ thông tin, Khoa học Y, Dược, Kỹ thuật Công nghệ, Hóa học, Sinh học, Văn hóa - Nghệ thuật, Tài nguyên và Môi trường, Công nghệ thực phẩm, Khoa học Nông nghiệp và Quy hoạch, Kiến trúc và Xây dựng.

Sinh viên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đoạt đã đạt 38 giải nghiên cứu khoa học và đến từ 7 đơn vị: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (13 giải), Trường ĐH Bách Khoa (8 giải), Trường ĐH KHXH&NV (6 giải), Trường ĐH Quốc Tế (5 giải), Khoa Y ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (4 giải), Trường ĐH Kinh tế - Luật (2 giải), Trường ĐH Công nghệ Thông tin (1 giải).

Giải Nhất lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật thuộc về nhóm tác giả của Trường ĐH KHXH&NV với đề tài "Giới thiệu, phiên âm một số bài hát văn và nghiên cứu, so sánh với lời hát trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại TP. Hồ Chí Minh."

Nhóm tác giả của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đoạt giải Nhất lĩnh vực Công nghệ thông tin, với đề tài "Kết hợp học máy và kiến thức y khoa nhận diện một số bất thường trên phim X quang ngực thẳng."

Đặc biệt, Khoa Y ĐHQG-HCM có 2 đề tài đoạt giải Nhất, gồm đề tài "Đặc điểm viêm phổi cộng đồng nặng có nhiễm RSV, Adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng nhập Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1" thuộc lĩnh vực Khoa học Y - Dược; đề tài "Xây dựng mô hình học máy giúp chẩn đoán sớm, tiên lượng và cá nhân hóa điều trị ung thư biểu mô tế bào gan" thuộc lĩnh vực Sinh học.


Tại buổi lễ, 7 đề tài nghiên cứu khoa học được chuyển giao cho các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai ứng dụng vào thực tế.

Một số đề tài có tính ứng dụng sẽ được hỗ trợ kinh phí để tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa và chuyển giao ứng dụng.

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka là giải thưởng cao quý dành cho các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Giải thưởng nhận được sự đồng hành từ Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Xã hội từ thiện Tâm Nguyện Việt, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF - VINBIGDATA), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ là đơn vị thường trực ban tổ chức. 

Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.