Cải cách giáo dục ở Nhật Bản

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

Tính đến năm 2022, số lượng công dân nước ngoài cư trú tại Nhật Bản đã vượt quá 3 triệu người, đánh dấu thay đổi đáng kể về mặt nhân khẩu học. Sự gia tăng này đi kèm với nhu cầu giáo dục tiếng Nhật ngày càng tăng, với khoảng 280.000 sinh viên theo học tại các trường dạy tiếng Nhật và tổ chức khác vào năm 2019. Hiện có khoảng 2.800 trường dạy tiếng Nhật đang hoạt động, song chất lượng giáo dục tại các cơ sở này không đồng đều, buộc Chính phủ phải hành động. Việc ban hành luật trên (tên gọi đầy đủ là Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật để bảo đảm triển khai dạy tiếng Nhật phù hợp và đáng tin cậy) có thể giúp giải quyết vấn đề, bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho cả các cơ sở giáo dục và giáo viên.

Nguồn: EAF
Nguồn: EAF

Chứng nhận giáo viên tiếng Nhật đã đăng ký

Về nguyên tắc, chỉ những ai có chứng chỉ “giáo viên tiếng Nhật đã đăng ký”, theo quy định mới của luật, mới được phép dạy tiếng Nhật tại các cơ sở giáo dục tiếng Nhật được công nhận trên toàn quốc. Để có được chứng nhận này, các ứng viên phải vượt qua kỳ thi giáo viên tiếng Nhật quốc gia toàn diện bao gồm cả bài kiểm tra viết cơ bản lẫn nâng cao. Mục đích là đánh giá xem các ứng viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để dạy tiếng Nhật hay không. Ngoài ra, không chỉ ngôn ngữ học và văn hóa, kỳ thi còn kiểm tra trình độ cơ bản về tâm lý học, luật bản quyền và giao tiếp xuyên văn hóa. Bên cạnh đó, các ứng viên cũng phải hoàn thành khóa đào tạo thực hành, trong đó họ sẽ giảng dạy thực tế tại một trường dạy tiếng Nhật.

Các kỳ thi thử đã được tiến hành tại 5 địa điểm bao gồm Tokyo, Osaka và Fukuoka, để chuẩn bị cho các kỳ thi thực tế vào thời gian tới.

Công nhận các tổ chức giáo dục tiếng Nhật

Ngoài chứng chỉ cá nhân, hệ thống mới cũng công nhận các trường dạy tiếng Nhật là “các tổ chức đào tạo thực hành đã đăng ký”. Các tổ chức này phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể liên quan đến chương trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và kết quả giáo dục. Quy trình công nhận nhằm bảo đảm các trường cung cấp tiêu chuẩn giáo dục cao và chuẩn bị cho học viên đạt được trình độ thông thạo ngôn ngữ nhất định khi tốt nghiệp.

Các tiêu chuẩn công nhận được xác định theo 3 loại cơ sở giáo dục, điều chỉnh tùy vào mục đích học tiếng Nhật. Đó là: cơ sở giáo dục tiếng Nhật để du học tại Nhật Bản, cơ sở giáo dục tiếng Nhật để làm việc và cơ sở giáo dục tiếng Nhật để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Ông Manabu Nishimura, Phó Hiệu trưởng Học viện Ngôn ngữ Bunka ở quận Shibuya, Tokyo, nhận xét hệ thống công nhận mới là “thay đổi lớn trong giáo dục tiếng Nhật”. Ông cho biết: “Cho đến nay, việc sàng lọc các trường dạy tiếng Nhật chủ yếu tập trung vào khía cạnh hữu hình của vấn đề, nhưng giờ đây sẽ tập trung nhiều hơn vào các tiêu chuẩn trừu tượng hơn, chẳng hạn như đặt mục tiêu về trình độ ngôn ngữ của học sinh khi tốt nghiệp và kiểm tra chặt chẽ chương trình giảng dạy. Một số trường có thể gặp khó khăn trong việc ứng phó với những thay đổi này”.

Các trường, tổ chức giáo dục không được công nhận sẽ không còn có thể tiếp nhận học sinh từ nước ngoài, mặc dù họ vẫn có thể tiếp tục cung cấp các lớp học cho người nước ngoài đang sống tại Nhật Bản. Thay đổi này dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhiều trường đánh giá lại chương trình giảng dạy, cũng như tài liệu giảng dạy của mình để phù hợp với các tiêu chuẩn mới.

MEXT đã tổ chức nhiều cuộc họp giải thích cho các trường, giúp họ hiểu và tuân thủ các quy định mới. Đơn xin công nhận trường được mở từ tháng 5, với vòng đầu tiên của kỳ thi giáo viên được lên lịch vào mùa Thu. Đến tháng 10.2024, Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu phổ biến thông tin về các cơ sở giáo dục được công nhận bằng nhiều ngôn ngữ trên internet, bảo đảm cho các sinh viên tương lai có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Theo giới quan sát, việc ban hành luật về hệ thống công nhận mới cho thấy bước tiến đáng kể trong giáo dục tiếng Nhật. Bằng cách nâng cao chất lượng của cả giáo viên và các cơ sở giáo dục, Nhật Bản đang tạo ra môi trường hỗ trợ và hiệu quả hơn cho cộng đồng người nước ngoài đang ngày càng tăng. Sáng kiến ​​này không chỉ giải quyết thiếu sót hiện tại, mà còn đặt nền tảng cho một xã hội hòa nhập, hài hòa hơn, nơi ngôn ngữ không còn là rào cản đối với hội nhập và thành công.

Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Quốc tế

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.