Hệ thống hưu trí của Trung Quốc: Ưu điểm và thách thức

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Đối với lao động thành thị

Trung Quốc đã thực hiện bảo hiểm hưu trí cho lao động thành thị ở khu vực công và ở các doanh nghiệp với một hệ thống gồm ba trụ cột. Trụ cột đầu tiên và chính là hệ thống bảo hiểm xã hội hưu trí cơ bản được thiết lập vào năm 1990. Để bổ sung cho trụ cột đầu tiên, Chính phủ đã bổ sung niên kim doanh nghiệp vào năm 2004 như là trụ cột thứ hai của hệ thống. Và vào năm 2022, Chính phủ đã đưa ra các tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) như là trụ cột thứ ba. Cụ thể của mỗi trụ cột như sau:

Năm 2022, Trung Quốc khởi động chương trình hưu trí cá nhân, tạo thành hệ thống hưu trí ba trụ cột. Nguồn: asianinvestor.net
Năm 2022, Trung Quốc khởi động chương trình hưu trí cá nhân, tạo thành hệ thống hưu trí ba trụ cột. Nguồn: asianinvestor.net

Hệ thống hưu trí cơ bản: Đây là hệ thống hưu trí bắt buộc cho mọi người dân, gồm các chương trình: lương hưu cơ bản; chương trình hưu trí không đóng góp; chương trình hưu trí cho người dân nông thôn và người dân thành thị không có việc làm hưởng lương.

Nguồn quỹ được hình thành từ 3 nguồn:

- Người sử dụng lao động đóng 16% (trước kia là 20%) tổng quỹ lương vào quỹ lương hưu chung, phụ thuộc vào các quy định của địa phương.

- Người lao động đóng 8% tổng thu nhập vào tài khoản cá nhân bắt buộc. Thu nhập tối thiểu để tính toán mức đóng góp bằng 60% tiền lương trung bình tại địa phương năm trước đó. Thu nhập tối đa để tính toán mức đóng góp không cố định nhưng có thể bằng 300% tiền lương trung bình tại địa phương năm trước đó.

- Trợ cấp của Chính phủ trong trường hợp quỹ địa phương gặp khó khăn.

Mặc dù là chế độ bảo hiểm tự nguyện, nhưng khi áp dụng thì có thể coi là “bắt buộc”, đặc biệt là đối với những đối tượng có thu nhập.

Niên kim doanh nghiệp: Do chủ doanh nghiệp và nhân viên cùng đóng góp tự nguyện trong đó chủ doanh nghiệp đóng góp 1/12 tổng chi quỹ lương của năm trước liền kề. Tổng đóng góp của chủ doanh nghiệp và người lao động không vượt quá 1/6 tổng chi quỹ lương của năm trước liền kề. Quỹ này được chính quyền giao cho các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, có uy tín quản lý và đầu tư. Đến tuổi nghỉ hưu, người lao động có thể lĩnh tiền hằng tháng hoặc một lần từ tài khoản của mình.

Hệ thống tài khoản cá nhân (IRA): ra mắt từ năm 2022, hệ thống này do người lao động đóng góp tự nguyện trên cơ sở có thể chọn đầu tư tiền trong IRA của họ vào một số sản phẩm tài chính nhất định để kiếm được lợi nhuận cao hơn nhưng cá nhân phải chịu rủi ro đầu tư.

Tính đến nay, sau chưa đầy 1,5 năm ra đời, hệ thống IRA của Trung Quốc thu hút hơn 60 triệu người mở tài khoản. Sự tham gia vào hệ thống IRA này dự kiến sẽ tăng nhanh chóng, với tổng tài sản đạt gần 163 tỷ NDT (23 tỷ USD) vào năm 2025 và tăng gấp năm lần lên 884,9 tỷ NDT (124 tỷ USD) vào năm 2030.

Ngược lại với sự gia tăng nhanh chóng của các kế hoạch tư nhân, hệ thống niên kim doanh nghiệp phát triển chậm chạp. Đến năm 2022, trong số gần 53 triệu công ty đủ điều kiện tham gia tại Trung Quốc, chỉ có 128.000 công ty, ít hơn 0,25%, đã đăng ký vào kế hoạch. Hơn nữa, chỉ có 30,1 triệu trong tổng số 733,51 triệu nhân viên trên toàn quốc (khoảng 4%) được đăng ký vào hệ thống trợ cấp doanh nghiệp. Hầu hết những người tham gia là nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công ty tư nhân lớn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ lệ tham gia thấp.

Đối với lao động nông thôn, thành thị không có việc làm

Để tăng độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm hưu trí, Trung Quốc đã thúc đẩy Chương trình bảo hiểm hưu trí cho lao động nông thôn và thành thị với đối tượng tham gia là tất cả người lao động trên 16 tuổi chưa tham gia bất kỳ chương trình bảo hiểm hưu trí công nào, cư dân thành thị và nông thôn thất nghiệp, người lao động có công việc linh hoạt.

Nguồn quỹ được hình thành từ ba nguồn: đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ.

Người dân có thể tự do lựa chọn giữa 12 mức đóng góp cố định (tổng số tiền đóng) mỗi năm: với mức tối thiểu là 100 NDT và tối đa là 2.000 NDT (các mức đóng góp tiếp theo có thể do chính quyền địa phương quy định tùy theo tình hình cụ thể).

Mức hưởng được tính như sau: Người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng lương hưu gồm hai phần: phần do Chính phủ đảm bảo và phần còn lại được tính từ tài khoản của cá nhân.

Phần tiêu chuẩn do Chính phủ bảo đảm hiện tại là 1.400 NDT/tháng. Trên cơ sở này, lương hưu bổ sung hàng năm sẽ được cấp cho những lao động đủ điều kiện. Trong số đó, đối với những người đóng góp hơn 15 năm. Cứ vượt quá một năm, lương hưu cơ bản sẽ tăng thêm 20 NDT/tháng.

Phần từ Tài khoản cá nhân: bằng tổng số tồn tích trong tài khoản tính đến khi hưởng lương hưu chia cho 139 tháng.

Tính đến cuối năm 2022, hệ thống hưu trí của Trung Quốc đã đạt được phạm vi bao phủ gần như toàn dân, với khoảng 1,05 tỷ người tham gia, còn khoảng 350 triệu người không được bảo hiểm, chủ yếu là những người dưới 16 tuổi.

Tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

Mặc dù hệ thống hưu trí ba trụ cột của Trung Quốc đạt được thành tựu quan trọng với mức độ bao phủ cao, song một trong những bất cập hiện nay của hệ thống này là tình trạng chênh lệch về mức thụ hưởng hưu trí của lao động thành thị và những lao động nông thôn không có hộ khẩu thành thị.

Đặc biệt, có rất nhiều lao động nông thôn đang làm việc ở thành thị, nhưng do không có hộ khẩu thành thị nên họ không được đóng bảo hiểm theo chương trình bảo hiểm hưu trí ở thành thị.

Người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị luôn chiếm tỷ lệ thấp trong số những người tham gia chương trình lương hưu đô thị cơ bản. Số lượng người lao động di cư nông thôn được hưởng chế độ lương hưu của nhân viên thành thị năm 2017 ước tính chỉ là 62 triệu người, chiếm 22% tổng số người lao động di cư tại thời điểm đó.

Vào cuối năm 2020, có 285 triệu người lao động di cư ở Trung Quốc, chiếm khoảng 36,8% dân số có việc làm, nhưng hầu hết trong số họ không được đưa vào các chương trình lương hưu của nhân viên thành thị hoặc chỉ là một phần của các chương trình bảo hiểm y tế dành cho cư dân thành thị và nông thôn.

Nghị viện thế giới

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?
Quốc tế

Tại sao “Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng” lỡ hẹn?

Trải qua nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Công ước chung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về tội phạm công nghệ thông tin cuối cùng đã không thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp cuối cùng của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.2024, bỏ lỡ cơ hội trở thành văn bản pháp luật quốc tế toàn diện đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực này.