Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Simon Dawson / No 10 Downing Street

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Untitled.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer trong cuộc gặp tại Washington D.C. hồi tháng 7.2024

Hai tháng, hai cuộc gặp

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh khẳng định: “Mục đích của cuộc gặp là dành thời gian thảo luận sâu hơn, chi tiết hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của các cuộc họp song phương và các cuộc điện thoại thường xuyên giữa hai nhà lãnh đạo”. Đây cũng là cơ hội để xứ sở sương mù và đất nước cờ hoa bàn bạc chiến lược sâu sắc hơn trước các hội nghị thượng đỉnh mà hai bên sẽ tham gia, như cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm G20 sắp tới.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Starmer diễn ra hai tuần sau khi Anh đình chỉ một số hoạt động bán vũ khí cho Israel, với lý do có “rủi ro rõ ràng” là thiết bị có thể được sử dụng để vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính của Israel, phản ứng với quyết định này bằng cách nói rằng Anh có quy trình riêng để đánh giá.

Đây cũng là lần thứ 2 người đứng đầu Chính phủ Anh đương nhiệm tới Mỹ kể từ khi đắc cử Thủ tướng vào tháng 7 vừa qua. Chuyến thăm đầu tiên của ông Stamer diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) tại Washington D.C.

Những nội dung trọng tâm

Trong mọi trường hợp, mối quan hệ Mỹ - Anh được xây dựng dựa trên các giá trị chung, nền tảng chính trị, văn hóa tương đồng và ngôn ngữ chung. Nhưng, theo một số nhà phân tích, đó cũng là mối quan hệ thay đổi tùy thuộc vào quan điểm của chủ nhân Nhà Trắng, hơn là của ngôi nhà số 10, phố Downing.

Chuyến thăm của Thủ tướng Anh hiện nay diễn ra vào thời điểm khó khăn, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, đã quyết định rút lui khỏi cuộc đua tranh cử năm nay và trao lại vai trò ứng cử viên của đảng Dân chủ cho bà Kamala Harris, Phó Tổng thống của ông.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo ngoài việc thảo luận các vấn đề cùng quan tâm, chắc chắn họ còn đề cập đến các biện pháp làm cho mối quan hệ Mỹ - Anh trở nên đặc biệt hơn nữa. Trước nay, Công đảng có truyền thống gần gũi hơn về các nguyên tắc cốt lõi với đảng Dân chủ của Tổng thống Biden so với đảng Bảo thủ. Nhưng đối với Thủ tướng Starmer, việc liên kết hoàn toàn với chương trình nghị sự của đảng Dân chủ có thể mang lại rủi ro chỉ 2 tháng trước cuộc bầu cử Mỹ, trong đó người kế nhiệm chính trị của ông Biden là bà Harris, đang chạy đua sát nút với ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump.

Trong nhiều năm qua, mỗi chuyến thăm của nhà lãnh đạo Mỹ tới Vương quốc Anh đều được đón tiếp hết sức rầm rộ và nồng hậu. Xứ sở sương mù luôn nỗ lực đẩy mạnh truyền thông về những sự kiện như thế này để cho thấy mối quan hệ đặc biệt của mình với Mỹ, đặc biệt là đối với các nước láng giềng châu Âu và các đối tác khác, tất nhiên là trong thời kỳ trước Brexit.

Nhìn vào lịch sử, sau năm 1946, khi Thủ tướng Anh Winston Churchill lần đầu tiên đưa cụm từ “mối quan hệ đặc biệt” vào sử dụng trong ngoại giao, London đã thành công trong việc nuôi dưỡng nó bất chấp mọi khó khăn và thăng trầm. Những năm 1980 cũng là thời kỳ đặc biệt tốt đẹp trong quan hệ song phương, khi Thủ tướng Anh lúc ấy là bà Margaret Thatcher đã gọi Tổng thống Ronald Reagan là “người đàn ông quan trọng thứ hai trong cuộc đời tôi” sau chồng bà. Mối quan hệ đặc biệt này hẳn đã tác động đến những gì xảy ra sau đó, chẳng hạn như sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Đến những năm 1990, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là ông Tony Blair có mối quan hệ thân thiết với các Tổng thống Mỹ thuộc cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa là ông Bill Clinton và George W. Bush.

Tuy nhiên, thời hậu Brexit, mối quan hệ đặc biệt đó có phần nguội lạnh. Theo các nhà quan sát, kể từ khi rời khỏi EU, Vương quốc Anh, ít nhất là trong mắt người Mỹ, đã mất đi rất nhiều sức nặng mà họ từng có thể cung cấp cho đối tác xuyên Đại Tây Dương của mình, về mặt ảnh hưởng và vị thế thông qua việc trở thành cầu nối giữa Mỹ và châu Âu. Vị thế và sức hấp dẫn của Vương quốc Anh bị ảnh hưởng, không còn là nhân tố chủ chốt cân bằng và thường xuyên làm trung gian cho mối quan hệ tam giác về chính trị, lãnh đạo, quyền lực giữa Vương quốc Anh, Mỹ và EU.

Thực ra, trong những vấn đề của nhà nước, các mối quan hệ, bất kể đặc biệt hay khác biệt, hiếm khi được đánh giá dựa trên tình cảm. Thay vào đó, chúng dựa trên khả năng thúc đẩy thương mại và đầu tư, cũng như duy trì tầm nhìn chung về thế giới. Trong trường hợp quan hệ Mỹ - Anh ngày nay, điều này đang bị thử thách bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, chính trị cực hữu, cuộc chiến tại Ukraine, sự xuất hiện của một Trung Quốc táo bạo hơn và những nỗ lực thiết kế lại thế giới theo hướng đa cực và đa trung tâm.

Đối với Thủ tướng Anh Starmer, việc gắn hoàn toàn với chương trình nghị sự của đảng Dân chủ có thể mang lại rủi ro. Theo các nhà phân tích, bất kể ông Biden và Starmer đồng ý điều gì trong tuần này, tất cả đều có thể kết thúc đột ngột trong trường hợp ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Bên cạnh đó, cuộc đối thoại như vậy cũng có thể khiến các đối tác EU của Anh không vui lắm, vì ông Starmer đã bày tỏ ý định khôi phục lại mối quan hệ London-Brussels bị tổn hại do Brexit.

Trong lịch sử, các tổng thống Mỹ thường có xu hướng áp dụng cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” từ rất lâu trước khi ông Trump cổ xúy cho cách tiếp cận này. Vì an ninh của chính mình, Mỹ đã can thiệp vào hai cuộc chiến tranh thế giới và sau đó, Washington dẫn đầu cùng với Anh trong việc thành lập trật tự quốc tế mới. Lịch sử này thường được các quan chức Anh lặp lại trong nỗ lực thuyết phục nhóm của ông Trump về vấn đề Ukraine, nhưng thành công không đáng kể.

Mặc dù Thủ tướng Anh Starmer sẽ ít có cơ hội hội gặp bà Harris và ông Trump trong chuyến thăm chớp nhoáng trong tuần này vì cả hai đều đang bận rộn vận động tranh cử, nhưng các nhà phân tích hy vọng rằng ông Starmer sẽ duy trì mối quan hệ đặc biệt này trong thời gian ở Phố Downing, bất chấp mọi nghịch cảnh trong nước và quốc tế. Sau khi rời EU, Vương quốc Anh chắc chắn cần có bạn bè, ngay cả khi họ ở xa, hoặc thậm chí họ phản đối việc ký bất kỳ thỏa thuận thương mại nào sau Brexit. Mỹ - Anh có lịch sử chung và số phận gắn bó với nhau trong nhiều thập kỷ, nhất là khi cả hai nỗ lực tìm cách lãnh đạo một thế giới luôn thay đổi.

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.