VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7,05%

Tăng trưởng kinh tế quý IV sẽ đạt 7,26% và cả năm đạt 7,05%. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, nền kinh tế Việt Nam trở nên bất định hơn do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Đây là dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tại buổi tọa đàm “Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III.2019” diễn ra hôm qua 10.10.

“Chất lượng tăng trưởng đang kém đi”

Theo báo cáo của VEPR, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III đạt mức 7,31% và trong 9 tháng năm nay đạt 6,98%. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.

 Kinh tế trưởng VEPR Phạm Thế Anh cho biết, điểm đáng chú ý trong quý III là việc Tổng cục Thống kê tính toán lại GDP, đưa quy mô tăng tới 25% do bổ sung thông tin từ tổng điều tra, theo đó 76.000 doanh nghiệp được thêm vào; cập nhật mới hệ thống tài khoản quốc gia 2008; rà soát, cập nhật lại phân ngành kinh tế và cập nhật cơ cấu kinh tế.

Theo ông Phạm Thế Anh, việc ước lượng lại GDP là điều nên làm, nhưng câu chuyện tính toán lại của Tổng cục Thống kê gây ra một số băn khoăn, chẳng hạn như: Đánh giá lại GDP đã đẩy GDP tăng tới 25%, trong đó phần lớn là nhờ sự góp mặt mới của 76.000 doanh nghiệp đóng góp thì nguồn thu về ngân sách Nhà nước năm nay liệu có tăng không? Các chỉ tiêu vĩ mô khác như tỷ lệ nợ công, vay nợ Chính phủ... có được nới lỏng? “Câu chuyện về tính toán GDP nên được giải thích một cách hợp lý, khoa học thì những con số về tăng trưởng mới thực sự có ý nghĩa” ông Thế Anh nhấn mạnh.

Mặt khác, đóng góp chính của 9 tháng năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng. Còn khu vực dịch vụ không khác nhiều so với năm trước; khu vực nông nghiệp, nông lâm thủy sản lại sụt giảm. Trong tăng trưởng công nghiệp, hầu hết các ngành chế biến chế tạo đều giữ nguyên, nhưng ngành khai khoáng lại tăng vọt bởi lý do, 9 tháng qua thời tiết nắng nóng, nên việc sử dụng điện tăng cao khiến việc khai thác tài nguyên tăng lên, điều đó gây ô nhiễm môi trường. Theo ông Phạm Thế Anh, đây là sự tăng trưởng không bền vững, chất lượng tăng trưởng đang kém đi.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nguy cơ bị vào danh sách thao túng tiền tệ

Với mức tăng trưởng cao ở quý III, VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV sẽ đạt 7,26% và tăng trưởng cả năm đạt mức 7,05%. Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản. Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao.

VEPR cũng cảnh báo, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ trong tương lai gần. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III ước tính thặng dư 4,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 4,9 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 9,16 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 27% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 39 tỷ USD. Việc Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ.

Do đó, VEPR khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việt Nam nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng nóng và có nguy cơ chuyển thành một cuộc chiến tiền tệ, khi Mỹ chính thức gắn nhãn “thao túng tiền tệ” đối với Trung Quốc. Và, cũng đã có những nhận định về những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Việt Nam có thể bị “vạ lây” bởi cuộc chiến thương mại. Do đó, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phối hợp tốt với Mỹ trong việc cung cấp thông tin để thể hiện thiện chí của mình. Đồng thời, thường xuyên trao đổi với Mỹ để nắm rõ những thay đổi trong chính sách của họ. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc giải trình các vấn đề liên quan tới chính sách tỷ giá, thương mại của Việt Nam.

Thị trường

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee
Thị trường

5 yếu tố 'Việt Nam nhất' của Là Việt Coffee

Luôn ấp ủ quan niệm: “Không có cà phê đặc biệt, chỉ có những con người đặc biệt làm cà phê với cả lòng tận tâm”, năm 2013, “quán cà phê công xưởng đầu tiên” của Là Việt Coffee chính thức ra đời tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt – vùng nguyên liệu cà phê Arabica tốt nhất của Việt Nam.

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB
Thị trường

Cơ hội trúng iPhone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

Từ nay đến hết ngày 28.02.2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax đời mới nhất trị giá 37 triệu đồng. Tổng giá trị các quà tặng lên tới 5 tỷ đồng.

Khuyến công đã từng bước hỗ trợ có hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thị trường

Công tác khuyến công phải gắn với xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.

 Các đại biểu tham dự tọa đàm
Kinh tế

Bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu

Tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 16.10, các đại biểu đề xuất, nghị định mới về kinh doanh xăng dầu cần bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.