Hợp tác quốc tế toàn diện để phát triển nông nghiệp bền vững

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo đảm cho hệ thống an ninh lương thực toàn cầu, Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cũng hướng đến kết nối đa ngành, đa mục tiêu trong hệ thống lương thực, thực phẩm.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Tại Lễ Kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới lần thứ 44 và triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18.10, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nền nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; đóng góp 12% GDP của quốc gia (năm 2023), tạo việc làm cho gần 40% lao động và góp phần quan trọng cho xóa đói giảm nghèo.

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với một số thách thức lớn như quy mô nông hộ nhỏ còn chiếm đa số, nguồn tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới. Người sản xuất ít có điều kiện tiếp cận thị trường và thường chỉ dừng ở khâu cung cấp nguyên liệu thô…

Để giải quyết những khó khăn và đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định phê duyệt “Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” (Đề án).

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Đỗ Anh Tuấn thông tin, mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 70 tỷ USD, mỗi ngành hàng chủ lực có ít nhất 1 nhãn hiệu hoặc thương hiệu được công nhận tại các thị trường trọng điểm. Vốn đầu tư FDI đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD, có 30% dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh... Bên cạnh đó, thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD; dẫn đầu ít nhất 1 sáng kiến toàn cầu hoặc khu vực trong các lĩnh vực thương mại bền vững, tăng trưởng xanh và bao trùm, đổi mới sáng tạo, đối tác công tư…

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng chung tay hợp tác với các đối tác quốc tế một cách toàn diện các vấn đề về thương mại, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học công nghệ và đào tạo, truyền thông theo tinh thần đa dạng hóa đối tác, làm bạn với tất cả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả…

Hướng đến kết nối đa ngành trong hệ thống lương thực, thực phẩm

Theo báo cáo của FAO, năm 2023 có tới 733 triệu người trên thế giới phải đối mặt với nạn đói; 2,8 tỷ người trên toàn thế giới vẫn không thể có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Mỗi năm, có hơn 600 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và 420.000 người tử vong mỗi năm do ăn phải thực phẩm bẩn.

Tại Đông Nam Á năm 2022, 36,3% dân số không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Tỷ lệ này ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng nhờ áp dụng các chính sách công trong ba thập kỷ qua.

Trước thực tiễn trên, Liên Hợp Quốc đã lựa chọn chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay là “Quyền tiếp cận lương thực, thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn”.

Để bảo đảm hệ thống lương thực, thực phẩm luôn dồi dào, giá cả phải chăng và bổ dưỡng, FAO cho rằng cần phải chuyển đổi chúng một cách hiệu quả, toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn.

Trong khuôn khổ buổi lễ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức FAO tại Việt Nam đã cùng thông qua Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam. Mục tiêu tổng thể là hỗ trợ thực hiện các lộ trình quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, qua đó góp phần vào an ninh lương thực quốc gia và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và toàn cầu vào năm 2030.

Hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Hiện, Chính phủ đã xây dựng và thông qua lộ trình quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, cụ thể là chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 150/QĐ-TTg (Lộ trình). Quyết định 300/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030.

Lộ trình thông qua các chính sách và chương trình về hệ thống lương thực, thực phẩm để đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng với đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và giá cả phải chăng cho tất cả người dân Việt Nam; tăng cường quan hệ đối tác công tư với các cơ chế trách nhiệm giải trình và phát triển năng lực cần thiết để chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm đồng thời đạt được sự phát triển bền vững.

Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam Rémi Nono Womdim nhấn mạnh, việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm sẽ góp phần không chỉ xóa đói giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng và sinh kế của những người dễ bị tổn thương nhất, mà còn đảm bảo các hệ thống này hiệu quả, bao trùm, có khả năng phục hồi và bền vững hơn. FAO sẽ giữ nguyên cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tin tưởng, với những nỗ lực của Chính phủ, sự chủ động của toàn ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành, địa phương, sự đồng hành các đối tác quốc tế, của khu vực tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự đóng góp của các chuyên gia và toàn thể người dân, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại, minh bạch, trách nhiệm và bền vững, đóng góp tích cực cho an ninh lương thực và phát triển bền vững toàn cầu.

Thị trường

 Các đại biểu tham dự tọa đàm
Kinh tế

Bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu

Tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 16.10, các đại biểu đề xuất, nghị định mới về kinh doanh xăng dầu cần bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....