Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công

Công tác khuyến công phải gắn với xúc tiến thương mại

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định, thời gian tới phải gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.

Trợ lực vững chắc cho doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (Trung tâm) cho biết, thời gian qua, hoạt động khuyến công đã từng bước hỗ trợ có hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Góp phần tạo ra các năng lực sản xuất mới, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng thêm, máy móc, thiết bị công nghệ của một số cơ sở sản xuất và trình độ cán bộ quản lý được bổ sung nâng cao, năng lực cạnh tranh; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn…

Bên cạnh đó, các văn bản và chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công đã từng bước được hoàn thiện và tuyên truyền sâu rộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Chính sách và các hoạt động khuyến công đã bước đầu động viên khuyến khích kịp thời các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn.

466765_mceu_71585076211719393422017_16170126.png
Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất nước lọc tinh khiết năm 2024. Nguồn: Báo Lạng Sơn

Để tiếp tục là “trợ lực” vững chắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, năm 2024, đối với khuyến công quốc gia, Trung tâm đã xây dựng 2 Đề án (tổng kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng) trình Sở Công Thương Lạng Sơn thẩm định cơ sở, chuyển Cục Công Thương địa phương xem xét trình Bộ Công Thương phê duyệt. Về khuyến công địa phương, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt 11 đề án với tổng kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng.

Cuối tháng 6.2024, Trung tâm tiến hành nghiệm thu Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất nước lọc tinh khiết của gia đình ông Hà Văn Thiệu - Chủ cơ sở sản xuất nước lọc tinh khiết (thôn Bản Ranh, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc) với mức kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương là 120 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí này, ông Thiệu đã đầu tư dây chuyền tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nước lọc tinh khiết, qua đó đã giúp sản lượng tăng gấp 2 lần so với trước đây (đạt 70.000 bình nước lọc tinh khiết/năm), đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.

Có thể thấy, thông qua chương trình khuyến công đã góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn vì các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển theo hướng tự phát, manh mún nhỏ lẻ; năng lực yếu, chưa đủ sức cạnh tranh; sản phẩm công nghiệp nông thôn chưa phong phú. Công tác tuyên truyền chính sách khuyến công chưa thường xuyên, nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho chương trình khuyến công còn hạn chế…

Quan tâm đến nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến công

Trước thực tiễn đó, để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khuyến công, Trung tâm cho biết, sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách khuyến công bằng nhiều hình thức khác nhau và phải thường xuyên. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.

Đồng thời, gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn; đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cơ sở công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, nhân rộng việc xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật ứng dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; các mô hình sản xuất sản phẩm mới, các mô hình ứng dụng công nghệ có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Đẩy mạnh việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để các doanh nghiệp có mặt bằng xây dựng nhà xưởng ổn định sản xuất lâu dài. Tăng cường công tác giám sát, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện đề án, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện đề án.

Để công nghiệp nông thôn tại các địa phương phát triển mạnh hơn nữa, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh hàng năm cần bổ sung nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho hoạt động khuyến công; trong đó nên xét hỗ trợ ưu tiên các đơn vị đăng ký hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Bên cạnh đó, Nghị định 45/2012 của Chính phủ về khuyến công đã có nhiều tác động tích cực cho hoạt động khuyến công, nhưng qua 10 năm, Nghị định cũng chỉ ra một số điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế; do đó đề nghị Cục Công Thương địa phương tham mưu cho Bộ Công Thương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 45 cho phù hợp với tình hình triển khai công tác khuyến công hiện nay.

Đồng thời, tham mưu cho Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan sửa đổi các thông tư hướng dẫn về công tác khuyến công thực hiện chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương và hướng dẫn các địa phương sửa đổi các quy chế quản lý chương trình khuyến công địa phương cho phù hợp và thống nhất trên toàn quốc.

Trung tâm đề nghị Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án khuyến công Quốc gia sớm để các trung tâm, đơn vị thụ hưởng triển khai đề án. Nếu đề án khuyến công quốc gia đã đăng ký với Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương không được phê duyệt cần phải có thông báo cho các đơn vị đã đăng ký được biết để tham mưu, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch khuyến công địa phương.

Thị trường

Gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thị trường

Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho vụ kiện phòng vệ thương mại

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để chủ động nắm thông tin từ sớm, từ xa; chuẩn bị nguồn lực phù hợp để xử lý khi vụ việc xảy ra, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.