Ra mắt sách Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận

Ngày 6.8, tại Thư viện Quốc gia, Viện Nhân học Văn hóa phối hợp với Liên minh Quốc gia tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận.

Đến dự buổi lễ có Quyền giám đốc Thư viện Quốc gia Nguyễn Xuân Dũng; Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa; Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Trần Gia Thái; Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công an, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái và gần 30 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, nhạc sĩ, đạo diễn phim và đại diện gia đình nhà văn Lê Lựu.

Ra mắt sách
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa cho biết, nhà văn Lê Lựu là một tác giả quan trọng của nền văn học cách mạng nhất là sau Đổi mới 1986. Cả cuộc đời ông đã để lại nhiều tác phẩm văn chương rất có giá trị như: Người cầm súng; Phía mặt trời; Trong làng nhỏ; Người về đồng cói; Chuyện làng Cuội. Đặc biệt, nhiều tác phẩm của nhà văn Lê Lựu đã được các đạo diễn chuyển thể sang kịch bản phim như "Thời xa vắng", "Sóng ở đáy sông"... được khán giả rất yêu thích.

Cuốn sách "Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận" do Viện Nhân học Văn hóa xuất bản, với gần 350 trang sách, gồm gần 50 bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà báo viết về sự nghiệp văn chương, cuộc đời và số phận nhằm tưởng nhớ và tri ân cuộc đời, văn nghiệp của nhà văn Lê Lựu.

Ra mắt sách
Cuốn sách "Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận được trưng bày tại buổi lễ
Ra mắt sách
Các đại biểu và đại diện gia đình nhà văn Lê Lựu dự buổi lễ 

Tại buổi ra mắt, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết dành tặng cho cố nhà văn Lê Lựu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: Văn chương của Lê Lựu là thứ văn chương vắt ra từ gan ruột. Ông sống và nghĩ như thế nào thì viết ra như thế. Bởi thế mà văn chương của ông khác biệt.

GS.TS Trần Đăng Suyền nhận xét, Lê Lựu là nhà tiểu thuyết tài năng. Tiểu thuyết của ông có vị trí quan trọng trong văn học thời kỳ Đổi mới. Đó là những cuốn tiểu thuyết đã đi sâu vào phương diện thế sự, đời tư, phát hiện ra nhiều cái hài hước và nhiều bi kịch liên quan đến vấn đề nhức nhối của đời sống cộng đồng cũng như cá nhân. “Trong cảm nhận của tôi, có lẽ Lê Lựu là một trong vài ba nhà văn lớn bậc nhất của thời kỳ Đổi mới ở nước ta, cùng với Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp”, nhà văn Thiên Sơn chia sẻ.

Ra mắt sách
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn, nhà văn Lê Lựu có cuộc đời nổi chìm, cơ cực, cương cường cũng như văn chương của ông. Sự rèn luyện về văn chất và bản chất con người của Lê Lựu luôn không ngừng nghỉ. Kể cả khi ông mất đi, những dòng chữ mà ông chuẩn bị từ trước đều là trình bày một sự thật, rất khốc liệt, rất cay đắng nhưng vấn đề đó là sự thật. Văn chương cũng như số phận của nhà văn Lê Lựu có nhiều khúc quanh bước ngoặt mà cuốn sách này đã chạm đến, đã chia sẻ và đồng hành, đớn đau và kiêu hãnh về ông, cho ông, một nhà văn của nhân dân và Tổ quốc.

Ngoài ra, các nhà văn, nhà thơ cũng mong muốn với trí tuệ, tài năng và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sáng tác của nhà văn Lê Lựu xứng đáng được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.

Ra mắt sách
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa trao tặng tượng trưng 100 cuốn sách cho Thư viện Quốc gia

Nhân dịp lễ ra mắt, Ban Tổ chức đã trao tặng 100 cuốn sách “Nhà văn Lê Lựu văn chương và số phận” cho Thư viện Quốc gia.

Văn hóa

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.