Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Không ngừng thay đổi

Là mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến qua kho tàng ẩm thực phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa ẩm thực Hà Nội cũng không ngừng thay đổi.

Tại tọa đàm “Phát triển chất lượng nguồn nhân lực bảo tồn phát huy, gìn giữ làng nghề truyền thống” trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội Vũ Thị Tuyết Nhung nhận định: không có gì diễn tiến nhanh như ẩm thực. Ngày xưa, bánh phở phải mỏng, mềm, dai, nay bánh phở dày và mềm hơn. Nhiều người cũng tranh cãi phở bò phải ăn với chanh hay giấm tỏi; thực tế, xưa ăn giấm tỏi với phở bò, còn chanh chỉ cho vào phở gà.

Các món khác cũng có sự biến đổi theo thời gian như nem cua bể nay còn cho nhiều tôm; rồi xưa có bún đậu mắm tôm, nay “sáng tạo” thêm lòng lợn, chân giò luộc, nem rán…

1658123252-cover-pho-1.jpg
Văn hóa ẩm thực Hà Nội không ngừng thay đổi. Ảnh: Sakos

Trước đây, người Hà Nội chuộng những món ăn dân dã, đậm đà hương vị truyền thống như phở, bún chả, bánh cuốn; thì ngày nay, khẩu vị của người dân ngày càng thay đổi. Sự xuất hiện của nhiều nhà hàng sang trọng, các món ăn mang phong cách ẩm thực quốc tế đã làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực Hà Nội.

Bên cạnh đó là sự pha trộn hương vị ẩm thực, nhiều món ăn hiện nay được gia giảm nhiều hương vị mới, “lai” phong cách ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Sự pha trộn đông - tây kết hợp cũng cho ra các món ăn mới, như “phở steak”, cho thấy một bước ngoặt thú vị trong hành trình giao thoa và tiếp biến của văn hóa ẩm thực Việt Nam…

Ông Thường Quân - Giám đốc Hiệp hội đầu bếp Việt Nam cho rằng, không chỉ là món ăn, ẩm thực còn là tấm gương phản chiếu sinh động xã hội, nền kinh tế, công nghệ và cả phong cách sống của mỗi người. Từ lựa chọn quán phở quen thuộc của thế hệ đi trước đến những xu hướng ẩm thực mới lạ được giới trẻ săn đón, tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng và không ngừng biến đổi về văn hóa ẩm thực.

Bởi vậy, cần bảo tồn giá trị truyền thống trong ẩm thực như vinh danh các hàng phở mang bản sắc Hà Nội, có những người làm giấm ớt ngon để cung cấp hương vị đặc trưng truyền thống. Việc xuất hiện các món mới như phở steak cũng là cơ hội cho phở được quảng bá ra nước ngoài. Điều này là tất yếu trong quá trình phát triển ẩm thực trở thành ngành công nghiệp văn hóa.

Nâng cao giá trị ẩm thực truyền thống

Song song với những đổi mới, người Hà Nội vẫn luôn trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống trong ẩm thực. Nhiều món ăn xưa vẫn được yêu thích và chế biến theo công thức gia truyền. Sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ và hiện đại đã tạo nên một nét đặc trưng riêng có trong văn hóa ẩm thực Hà Nội.

z6082443808645-cb5365df8fc00a55baf622fcb88a89d8.jpg
Trình diễn làm giò chả truyền thống Ước Lễ tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024. Ảnh: BTC

Nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển du lịch ẩm thực không đơn thuần giới thiệu các món ăn đặc sản mà còn là cơ hội tuyệt vời để quảng bá và bảo tồn các làng nghề truyền thống. Bằng cách kết hợp du lịch với tham quan các làng nghề, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản mà còn được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của từng món ăn.

Việc đưa du khách đến thăm các làng nghề sẽ giúp nâng cao giá trị của ẩm thực, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân địa phương. Các tour du lịch ẩm thực kết hợp tham quan làng nghề, lễ hội ẩm thực, hay thăm các không gian trải nghiệm ẩm thực độc đáo sẽ thu hút du khách và góp phần phát triển du lịch bền vững. Qua đó, du khách cũng sẽ có những trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế.

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"
Văn hóa - Thể thao

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"

Tối 28.11, Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Long An – Khát vọng sông Vàm" đã được tổ chức với nhiều chương trình nghệ thuật hoành tráng, hấp dẫn. Đặc biệt, là màn trình diễn ánh sáng của 650 thiết bị không người lái (drone).

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.