60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (VTV9), Đài Phát thanh - Truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu (BRTV) và một số đài truyền hình địa phương.

sk.jpg
Sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã" do NSƯT, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn làm tổng đạo diễn; kịch bản văn học: TS. Đinh Văn Hạnh; kịch bản dàn dựng: Dương Thảo - Trần Trí; với sự góp mặt của các nghệ sĩ: Tạ Minh Tâm, Khánh Ngọc, Trọng Tấn, Võ Hạ Trâm… các nhóm nhạc: Lạc Việt, Nhật Nguyệt, MTV.SG, Nhóm múa Mặt Trời, Nhóm múa Ánh Sáng, Nhóm múa ABC, diễn viên quần chúng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình gồm 3 phần: Tiếng gọi non sông, Chiến thắng oai hùng và Tự hào quê hương anh hùng, giới thiệu khái quát Chiến thắng Bình Giã trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

bg.jpg
Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Ảnh TL

Ban tổ chức thông tin, Chiến thắng Bình Giã cách đây tròn 60 năm như một bản anh hùng ca, đánh dấu sự chuyển biến to lớn của cách mạng miền Nam, là niềm tự hào của mỗi người con Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.

60 năm chiến thắng Bình Giã với những bài học kinh nghiệm về tổ chức, chỉ đạo chiến dịch, xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, phát huy tổng hợp sức mạnh các lực lượng, phương thức tác chiến, vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước.

Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực Miền, đồng thời là một trong những chiến dịch đầu tiên của lực lượng vũ trang trên chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, quân và dân ta đã tổ chức và thực hành thắng lợi chiến dịch; qua đó đánh dấu bước phát triển về lực lượng, phương pháp tác chiến tập trung của lực lượng vũ trang nói chung, bộ đội chủ lực nói riêng; góp phần làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam.

Trong chiến dịch Bình Giã, chiến trường của quân và và dân ta trải trên địa bàn các địa phương: Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa và hai huyện phía Nam Bình Thuận. Trận Bình Giã là trận đánh chính, diễn ra tại Bình Giã, điểm quyết chiến của chiến dịch, nay là xã Bình Giã, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.