Trưng bày chuyên đề “Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử”

Ngày 29.11, Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử”.

Trưng bày nhằm kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam và hướng đến kỷ niệm 65 năm kết nghĩa của ba tỉnh, thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) (8.10.1960 - 8.10.2025).

Qua đó tôn vinh và quảng bá các giá trị di sản văn hóa, sản phẩm các làng nghề thủ công truyền thống, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất Phú Xuân - Huế và vùng đất Gia Định - Sài Gòn đến với nhân dân, du khách tham quan trong và ngoài nước.

468668120-1673722450154559-6571871203636783927-n.jpg
Một góc trưng bày. Ảnh: Văn Thể Huế

Trưng bày gồm 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu thông qua 2 phần. Phần 1, Từ Thuận Hóa - Phú Xuân đến Cố đô Huế - nơi hội tụ và kết tinh di sản văn hóa dân tộc, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển từ Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế.

Với lịch sử hơn 700 năm Thừa Thiên Huế đã trở thành vùng đất hội tụ tinh hoa, văn hóa nghệ thuật với hệ thống các loại hình di tích lịch sử văn hóa, các hiện vật, cổ vật phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, độc đáo về giá trị mỹ thuật.

Trưng bày diễn ra đến hết ngày 23.2.2025. Ảnh: Văn Thể Huế
Trưng bày diễn ra đến hết ngày 23.2.2025. Ảnh: Văn Thể Huế

Phần 2, Từ Nam Bộ thế kỷ XVII - XIX đến Sài Gòn nay, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ thế kỷ XVII - XIX, đặc biệt là sưu tập ấn, sắc phong thể hiện sự quản lý của Nhà nước trong những buổi đầu xác lập nền hành chính. Đây là nguồn sử liệu quan trọng, quý hiếm hiện được lưu giữ tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh.

Trưng bày diễn ra đến hết ngày 23.2.2025, tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian diễn ra trưng bày, khách tham quan có thể tham gia trải nghiệm làm các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của xứ Huế như: làm hoa giấy Thanh Tiên; tô tượng ông Công, ông Táo - làng Địa Linh…

Văn hóa - Thể thao

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"
Văn hóa - Thể thao

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"

Tối 28.11, Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Long An – Khát vọng sông Vàm" đã được tổ chức với nhiều chương trình nghệ thuật hoành tráng, hấp dẫn. Đặc biệt, là màn trình diễn ánh sáng của 650 thiết bị không người lái (drone).

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.