Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Điểm tựa để phát triển

Trên một số diễn đàn, GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng nhiều lần kể câu chuyện về đại gia đình mình. Bố của ông, GS.NGND. Nguyễn Lân là người cha mẫu mực, luôn răn dạy con cháu về giá trị nếp nhà, về nền móng vững chắc trong sự phát triển mỗi con người. Điều quan trọng nhất giúp 8 anh chị em ông có được những thành công nhất định trong học tập và khoa học chính là sự đoàn kết trong gia đình và sự gương mẫu của người đi trước. Trong suốt cuộc đời GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng, dù trải qua những cuộc chiến tranh gian khổ, loạn lạc, thiếu thốn nhưng chưa lúc nào ông thấy bố mẹ nặng lời với nhau mà luôn tìm cách vượt qua hoàn cảnh, chăm chút, bảo đảm cho sức khỏe, ưu tiên việc học hành của con cái…

Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng phát triển đất nước bền vững. Nguồn: PNVN
Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng phát triển đất nước bền vững. Nguồn: PNVN

“Cứ thế, tinh thần đoàn kết, truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ thứ hai, thứ ba và còn tiếp tục lan tỏa hơn nữa với tinh thần người đi trước dìu dắt người đi sau, cùng nhau xây đắp nên một đại gia đình hiếu học, chuẩn mực. Gia đình tôi từ lâu cũng có thông lệ là vào sáng mùng 1 Tết hàng năm, tất cả con cháu tập trung trước bàn thờ tổ tiên. Sau khi thắp hương, bái lạy, phải báo với các bậc tiền nhân năm qua mình đã làm được những gì, những mặt chưa làm được, ưu điểm, thiếu sót… Sau khi tất cả cháu con bái lạy, kính báo với ông bà tổ tiên, mới phát phong bì lì xì cho mọi người.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng tôi luôn khuyên các con học để làm giàu về kiến thức chứ không phải chỉ để kiếm tiền, dù đồng tiền cũng rất quan trọng. Mỗi dịp lễ Tết, theo truyền thống tôn sư trọng đạo, các cháu đến thăm thầy cô cũng chỉ mang theo một bó hoa...”, GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.

“Gia đình là môi trường giáo dục thuận lợi nhất, là nơi hình thành và hoàn chỉnh đạo đức, nhân cách của con người, tốt hay xấu gì cũng bắt đầu từ đó. Cuộc sống gia đình sẽ tạo ra và bồi đắp những mầm sống ấy”. Chỉ ra như vậy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, đến nay, xứ Thần Kinh đang giữ được nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống. Nền giáo dục của gia đình xứ Huế ở bất cứ tầng lớp nào cũng nhằm mục tiêu đào tạo nên những con người mang các đặc điểm riêng có, là tính cách Huế, như hiếu học, tôn sư trọng đạo, tình yêu xóm giềng, quê hương, đất nước, giao tiếp ứng xử tế nhị, thanh nhã trong cử chỉ lẫn ngôn ngữ... Một gia đình hạnh phúc trong quan niệm của người Huế không thể thiếu không khí sum vầy và những bữa ăn ngon, đó cũng là nếp nhà.

Cùng với những biến đổi của đời sống xã hội, gia đình theo đó cũng phái sinh nhiều giá trị mới. Theo ông Phan Ngọc Thọ, nếu như ở gia đình Huế thời trước thường đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với cha mẹ, đề cao sự tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung giữa vợ chồng, hướng về cội nguồn, thì trong các gia đình ngày nay lại có xu hướng vươn tới cái mới, đề cao lợi ích, hạnh phúc, nguyện vọng và tính độc lập của mỗi cá nhân, vợ chồng lấy tình yêu làm cơ sở, dân chủ bàn bạc trong mọi việc, tôn trọng ý kiến con cái. Có thể nhìn nhận mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay trở thành nét tiêu biểu của văn hóa gia đình mới: bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, yêu thương đùm bọc nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm với gia đình, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

Vun đắp giá trị

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống. Trong bối cảnh này, xây dựng và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng. Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam truyền thống đã góp phần tạo nên sự bền vững và ổn định cho xã hội Việt Nam qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, gia đình Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức mới như sự thay đổi về lối sống, cách biệt giữa các thế hệ; sự cạnh tranh và áp lực trong công việc ảnh hưởng đến tình cảm và sự gắn kết trong gia đình; sự du nhập và phát triển của các nền văn hóa ngoại lai tác động tới các giá trị truyền thống gia đình…

Bởi vậy, trong thời kỳ hiện đại, vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình hiện diện trong các Nghị quyết, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hạt nhân cơ bản của quốc gia. Nhiều văn bản quan trọng về công tác gia đình đã được ban hành. Gần đây nhất, Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24.6.2021, của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới” tiếp tục khẳng định, gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình.

Ngày 30.12.2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2238/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030”, tiếp tục nhấn mạnh quan điểm gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong xã hội hiện đại, gia đình được xây dựng, bảo vệ và phát triển dựa trên 4 giá trị cốt lõi là Ấm no - Hạnh phúc - Tiến bộ - Văn minh. Nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi trong xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS. Trần Tuyết Ánh cho rằng, những biến đổi về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị của gia đình quyết định diện mạo của gia đình Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Xây dựng và phát triển giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Theo TS. Trần Tuyết Ánh, gia đình là hạt nhân của xã hội, liên quan đến rất nhiều cơ quan, ban ngành và mỗi cơ quan, ban, ngành tham gia quản lý, thực hiện cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu một phần của chức năng của gia đình. “Cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình, Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ Trung ương đến cơ sở cần tăng cường phát huy vai trò điều phối liên ngành và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp liên ngành giữa các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Sự hợp sức, thống nhất hành động này là nền tảng căn bản xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

(Bài viết có sự phối hợp của Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Văn hóa

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo
Văn hóa

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo

Để bảo vệ bản quyền, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PHẠM THỊ KIM OANH cho rằng, cần sự chủ động hơn nữa của các nhà sáng tạo - chủ thể quyền.

Một bức tranh tại triển lãm 3D "Côn Đảo - Bản hùng ca giữa trùng khơi"
Văn hóa - Thể thao

Côn Đảo - Bản hùng ca giữa trùng khơi

Đây là chủ đề triển lãm 3D do Trung tâm Bảo tồn di tích quốc gia Côn Đảo, Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tôn vinh những tấm gương bộ đội thời bình
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh những tấm gương bộ đội thời bình

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” đã diễn ra tối 6.12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). 14 nhân vật là các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã được tôn vinh tại buổi lễ.

Cần hệ thống quản lý bản quyền toàn diện
Văn hóa

Cần hệ thống quản lý bản quyền toàn diện

Môi trường số và thương mại điện tử phát triển mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng khiến vi phạm bản quyền gia tăng và ngày càng nhức nhối, với nhiều hình thức: bán sách báo lậu, chia sẻ phim, nhạc trái phép, livestream vi phạm bản quyền…

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Văn hóa - Thể thao

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW

Sáng 6.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.