Tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

ctqh-a6-9212.jpg

Tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

____________

Lời Tòa soạn: Sáng 1.12, tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng về "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:


Tập trung, nhanh tháo gỡ, khơi thông 3 điểm nghẽn lớn nhất


Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật, xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật với tỷ lệ tán thành cao và cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Việc Chủ tịch Quốc hội báo cáo chuyên đề về hoạt động của Quốc hội tại Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII chính là thể hiện sự đổi mới, đoàn kết, thống nhất rất cao của toàn đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đất nước; tập trung, nhanh tháo gỡ, khơi thông 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó thể chế là "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn"; tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

hn-a5.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV được tiến hành ngay sau thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, đánh dấu mốc quan trọng với chủ trương mở ra cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy Kỳ họp thứ Tám đã diễn ra với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Đặc biệt, tại phiên khai mạc Kỳ họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, chỉ đạo những định hướng nhằm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội; trong đó có nêu những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Quốc hội cần sớm khắc phục. Đó là: chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và nước ngoài, khơi thông nguồn lực trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và Chính phủ.

Cùng với đó, Nghị quyết số 27 Hội nghị Trung ương 6, Khóa XIII đã xác định một trong các mục tiêu và giải pháp quan trọng là xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, mở không gian cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải bảo đảm khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính.

Trên cơ sở đó, nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, giải quyết những vấn đề có tính tất yếu khách quan đặt ra từ thực tiễn, tại Kỳ họp họp thứ Tám, Quốc hội đã khẩn trương, quyết liệt đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp đổi mới, cải tiến để quyết tâm nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Kế thừa, phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm của các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, của doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là qua thực tiễn hoạt động, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám.

hn-a6.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc họp; 1 cuộc trước khai mạc Kỳ họp hơn 1 tháng để rà soát các nội dung của Kỳ họp; 1 cuộc họp trước khai mạc Kỳ họp 1 tuần để thống nhất lần cuối về dự kiến Chương trình Kỳ họp và các nội dung báo cáo Quốc hội. Cùng với đó là đổi mới công tác phối hợp giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình xây dựng dự thảo các luật, nghị quyết trên tinh thần đồng hành thực chất, tranh luận đến cùng, tôn trọng lắng nghe, lý lẽ dân chủ nhưng phải đi đến phương án thống nhất tối ưu.

Các dự thảo báo cáo, tờ trình, luật, nghị quyết được kịp thời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến. Quốc hội đã bố trí làm việc vào 5 ngày nghỉ cuối tuần và kéo dài thời gian một số phiên họp so với thời gian quy định để hoàn thành các nội dung theo chương trình. Rút ngắn thời gian trình bày tờ trình, báo cáo, dành thời gian cho Quốc hội thảo luận, các cơ quan phát biểu, giải trình; giảm thời gian thảo luận tại hội trường, tăng thời gian thảo luận tại tổ để bảo đảm nhiều vị đại biểu Quốc hội được phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận. Ngay sau ngày thảo luận tại tổ, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đã phối hợp báo cáo giải trình sơ bộ, một ý kiến cũng phải được nghiên cứu, giải trình tiếp thu thấu đáo.

Và đặc biệt là sự đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp. Cụ thể là, các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi, giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, các cơ quan đã rà soát, thống nhất cao về việc lược bỏ khỏi dự thảo Luật những quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ và cơ quan khác; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định; đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định thì luật chỉ quy định khung và giao Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo linh hoạt trong điều hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chính vì vậy, số lượng các chương, điều, khoản trong các dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã giảm đáng kể so với dự thảo Luật ban đầu do Chính phủ trình. Cụ thể như: Luật Công chứng (sửa đổi) giảm 2 chương, 3 điều và 5 khoản; Luật Điện lực (sửa đổi) giảm 49 điều; Luật Việc làm (sửa đổi) giảm 36 điều; dự án Luật Nhà giáo giảm 21 điều; Luật Đầu tư công (sửa đổi) giảm 9 điều; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn giảm 6 điều; Luật Dữ liệu giảm 5 điều ...

Việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách... là ví dụ điển hình cho việc xây dựng luật theo hướng chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh tạo cơ chế "xin - cho"; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể...


Tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới


Thông tin thêm về những điểm mới của các Luật vừa được Quốc hội thông qua, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; chuyển thẩm quyền điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ; chuyển thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND cho UBND các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật: bổ sung quy định về căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự rút gọn cho các dự án khẩn cấp, cấp bách theo quy định của Chính phủ; phân cấp cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn; bổ sung nội dung phân cấp cho Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia; cho phép chuyển thẩm quyền từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang Chính phủ quyết định trường hợp trước khi đàm phán, ký điều ước quốc tế, thỏa thuận vay có quy định về đấu thầu khác hoặc chưa quy định tại Luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật đã giao Chính phủ quyết định phân bổ, sử dụng các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ và UBND các cấp quyết định các khoản chưa phân bổ vốn ngân sách địa phương; bổ sung quy định chi ngân sách nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của Chính phủ.

Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám đã cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Giai đoạn 1 của Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Chương trình mục tiêu quốc gia về ma tuý quy định: Thủ tướng Chính phủ giao tổng dự toán cho cấp tỉnh và điều chỉnh khi cần thiết; cấp tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ cho cấp huyện trên cơ sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa quy định: căn cứ các mục tiêu của Chương trình, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng cơ bản trong khuôn khổ Chương trình.

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp đối với 7 luật, 4 nghị quyết quan trọng với nhiều quy định mới được đánh giá là chính sách đột phá, nhằm kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời, với tầm nhìn dài hạn, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới như quản lý và sử dụng dữ liệu, phát triển công nghiệp công nghệ số, phát triển điện hạt nhân và điện gió ngoài khơi... tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.

hn-a11.jpg
Các đại biểu Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội cũng đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới như: thông qua với tỷ lệ tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương...

Đặc biệt, Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội và môi trường. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức đề mở ra cơ hội lớn cho đất nước.

Nhiều cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, tháo gỡ nhanh nhất các khó khăn, điểm nghẽn liên quan đến cơ chế, chính sách, các dự án, đất đai, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải phóng các nguồn lực, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn cũng đã được Quốc hội thông qua như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định từng bước liên thông, thông tuyến trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giảm thuế giá trị gia tăng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030...

Đặc biệt, Quốc hội đã cho phép sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đồng thuận cao về chủ trương xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho vấn đề mới, vấn đề mang tính chất thời đại như phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia (chủ trương khởi động lại việc đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận), trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo.


Giám sát là để tăng hiệu quả thực chất thực hiện chính sách, pháp luật


Hoạt động giám sát của Quốc hội đi vào thực chất, hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh các sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến thực sự trong thực tiễn. Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

hn-a13.jpg
Các đại biểu Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Quốc hội tiếp tục nâng cao hiệu quả việc giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; đồng thời, tập trung nghiên cứu, xác định rõ phương pháp, lựa chọn các hình thức giám sát phù hợp với thực tiễn như giám sát từ cơ sở, giám sát đột xuất..., kết hợp giám sát của Quốc hội với HĐND địa phương; kế thừa được kết quả giám sát, kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; quán triệt quan điểm giám sát là để tăng hiệu quả thực chất thực hiện chính sách, pháp luật, tránh trùng lặp với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác; không để ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị.

Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thường xuyên tổ chức các phiên họp ngoài giờ để xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, các nội dung cấp bách được đề xuất bổ sung vào chương trình Kỳ họp và nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trên cơ sở Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 51 tỉnh, thành phố có đơn vị thuộc diện phải sắp xếp (với 38 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.166 đơn vị hành chính cấp xã), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định, hoàn thành công việc của 50 tỉnh, thành phố (giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 544 đơn vị hành chính cấp xã) theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 37, Kết luận số 48 của Bộ Chính trị. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương trong cả nước sớm ổn định tổ chức bộ máy, tiến hành thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thành công của Kỳ họp thứ Tám do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là, có sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Tổng Bí thư Tô Lâm; sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan hữu quan; sự ủng hộ chủ trương đổi mới trong xây dựng pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của các đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh
Các đại biểu Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10, Khóa XIII được tổ chức sớm hơn thường lệ một tháng, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thời gian nhiều hơn để nghiên cứu, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ để trình Quốc hội; đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời cho ý kiến rõ ràng, cụ thể về những vấn đề thuộc thẩm quyền, những vấn đề khó, phức tạp, còn ý kiến khác nhau.

Cùng với đó là việc thực hiện nghiêm Quy định số 178 ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; không vì sức ép của thời gian mà coi nhẹ chất lượng; những vấn đề còn ý kiến khác nhau của các dự án luật, nghị quyết, thì phải nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng".


Khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật


Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, thực tiễn phát triển của đất nước hiện đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Do đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Trước hết, để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quyết sách tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cấp, các ngành, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân. Vấn đề quan trọng tới đây là Chính phủ, các bộ phải ban hành khẩn trương các nghị định, thông tư để thực hiện các Luật, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua.

Thứ hai, chủ động phối hợp chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Chín, Kỳ họp thứ Mười, Quốc hội Khóa XV; chuẩn bị tổng kết toàn quốc hoạt động của HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024; chú trọng việc lan tỏa sâu rộng cho các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ ba, quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, họp bàn phân công cụ thể. Quốc hội và các đại biểu Quốc hội sẽ thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia. Sắp xếp, kiện toàn Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh

Thứ tư, tiếp tục thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Văn phòng Quốc hội. Trong đó, xác định 4 giải pháp trọng tâm, bao gồm: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên (với tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật); hoàn thiện thể chế phòng, chống lãng phí và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.

Thứ năm, xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV; dự kiến cơ cấu, thành phần, nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI; chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Hội nghị Trung ương Đảng Khóa XIII ngày 25.11.2024 đã xác định 3 nhiệm vụ lớn trong thời gian tới gồm: đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; tăng tốc, bứt phá để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội XIV, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tiếp nối và phát huy những kết quả của Hội nghị Trung ương Đảng và Kỳ họp thứ Tám, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ

Sáng 23.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã gặp gỡ 11 đơn vị phối hợp tổ chức tốt Hội nghị APF.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn nghị sĩ Pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp Bruno Fuchs làm Trưởng đoàn. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều 22.1, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borithp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ 2 dự án Luật

Chiều 22.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk

Ngày 21.1, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết đồng bào ở xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk. Cùng đi có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ

Ngày 22.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan thực tế tại Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Fram.

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ

Lời Tòa soạn: Chiều 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) - một trong hai cơ chế quan trọng nhất của APF (sau Đại hội đồng tổ chức vào tháng 7). Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là hoạt động đầu tiên của APF sau khi Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 tại Paris, Pháp vào tháng 10.2024, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của APF và Cộng đồng Pháp ngữ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều nay, 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, sáng nay, 22.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Nam Cần Thơ - một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín, "địa chỉ" đào tạo nghề y được công nhận, là tiền đề để sinh viên được thi bác sĩ nội trú Hoa Kỳ, trở thành sinh viên y khoa quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với trường Đại học Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với Trường Đại học Cần Thơ

Sáng nay, 22.1, nhân chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Cần Thơ - cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.