6 luận án tiến sĩ được trao giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật 2024

Sáng 29.11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và trao giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.

Nhân kỷ niệm 139 năm ngày mất của nhà yêu nước, nhà sử học, nhà văn hóa và khoa học của Việt Nam trong thế kỷ thứ XIX Phạm Thận Duật (29.11.1885), giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV cũng được trao cho những luận án tiến sĩ khoa học lịch sử xuất sắc nhất.

gi.jpg
Lễ dâng hương tưởng niệm và Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV năm 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Danh nhân Phạm Thận Duật (1825 - 1885) là người thôn Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Năm 1850, ông đỗ cử nhân và nhậm chức Giáo thụ phủ Đoan Hùng rồi làm Tri châu Tuần Giáo. Dưới triều đại vua Tự Đức, ông đã đảm nhiệm nhiều trọng trách.

Năm 1885, Pháp đánh chiếm kinh thành Huế. Ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Quảng Trị. Nhận lệnh của vua Hàm Nghi, ông thảo chiếu Cần Vương kêu gọi các sĩ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp. Lĩnh chức Khâm sai đại thần ra Bắc để chiêu tập nghĩa sĩ Cần Vương, ông bị Pháp bắt đưa đi tù ở Côn Đảo. Ngày 29.11.1885, trên đường đày từ Côn Đảo đến đảo Tahiti, ông đã hy sinh.

lien.jpg
Bà Trịnh Thị Liên, Phó chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, bà Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật cho biết: “Sự kiện gợi nhắc chúng ta nhớ đến những ông đồ già, những nhà khoa bảng, đến giới trí thức tinh hoa của các triều đại phong kiến Việt Nam, mà gần nhất là triều Nguyễn vào cuối thế kỷ XIX - giai đoạn mà nhân vật Phạm Thận Duật xuất hiện và đi vào dòng chảy lịch sử dân tộc...”.

Cũng theo bà Trịnh Thị Liên, giải thưởng Phạm Thận Duật nhằm tôn vinh một danh nhân, một chí sĩ yêu nước, người có đóng góp trên nhiều lĩnh vực, từ thủy lợi, kinh tế, đến giáo dục, ngoại giao, sử học, quân sự.

Có thể nói, 3 thập niên vừa qua, dưới góc nhìn của các sử gia trong nước và quốc tế, phản ánh trong cuốn "Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử Việt Nam", chân dung Phạm Thận Duật ngày càng được rõ nét với góc nhìn mới, đa chiều và cởi mở hơn; đồng thời phản biện và soi sáng nhiều hơn cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX.

Đến nay, với sự tài trợ của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật, giải thưởng sử học mang tên danh nhân đã trở thành giải thưởng đầu tiên của Việt Nam được trao trong lĩnh vực sử học, cũng là giải thưởng chính thức và duy nhất của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, có phạm vi trên toàn quốc. Trong 23 mùa giải qua, 125 tiến sĩ sử học xuất sắc trong cả nước đã được nhận giải thưởng sử học này.

Cũng tại chương trình, 6 luận án tiến sĩ xuất sắc nhất đã được lựa chọn để trao giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật 2024. Trong đó, luận án "Bưu chính ở Bắc Kỳ từ năm 1897 - 1929" của TS. Trương Thị Hải, Viện Sử học Việt Nam vinh dự nhận giải Nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức trao tặng 2 giải Nhì và 3 giải Ba cho các tiến sĩ.

Văn hóa - Thể thao

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"
Văn hóa - Thể thao

Long An: Khai mạc Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch với chủ đề "Khát vọng Sông Vàm"

Tối 28.11, Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Long An – Khát vọng sông Vàm" đã được tổ chức với nhiều chương trình nghệ thuật hoành tráng, hấp dẫn. Đặc biệt, là màn trình diễn ánh sáng của 650 thiết bị không người lái (drone).

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.