Tuân thủ “3T” để thực hiện hiệu quả ESG

Để thực hiện ESG (môi trường, xã hội, quản trị) - bộ ba tiêu chuẩn đo lường các định hướng, hoạt động phát triển bền vững hiệu quả, các doanh nghiệp cần bảo đảm theo nguyên tắc “3T” - tuân thủ, tiên phong, thực tế, Trưởng khối Nghiên cứu và Đối thoại chính sách, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) Bùi Thanh Minh khuyến nghị.

Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến ESG

Xu hướng chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, một doanh nghiệp thành công không chỉ tạo ra nhiều lợi nhuận mà còn phải chú trọng đến các yếu tố E (environmental - môi trường), S (social - xã hội) và G (governance - quản trị). Đây là bộ ba tiêu chuẩn đo lường các định hướng, hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp, đồng thời cũng bao hàm các rủi ro và cơ hội có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra giá trị dài hạn cho doanh nghiệp.

Giám đốc Văn phòng Ban IV Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết, những năm gần đây, các chính sách liên quan đến ESG trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2016 - 2021, số lượng chính sách liên quan đến ESG trên toàn cầu tăng 1,9 lần; riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng gấp 2 lần.

Hiện, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đều đã đưa ra tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ liên quan đến phát triển bền vững như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và quy định chống mất rừng tự nhiên (EUDR) của EU, dự luật Cạnh tranh sạch của Mỹ.

Đối với Nhật Bản, Hàn Quốc - những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, dù chưa có quy định bắt buộc song tín hiệu từ các nhà mua ở hai nước này cho thấy mức độ quan tâm đến các yếu tố có tính bền vững và thực hành ESG trong doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt chậm chân, không có thực hành về ESG phù hợp với diễn biến về chính sách của quốc tế và trong nước thì sẽ mất cơ hội, bà Thủy lưu ý.

Thực tế, mối quan tâm của các doanh nghiệp đối với thực hành ESG đã dần được cải thiện. Trưởng khối Nghiên cứu và Đối thoại chính sách, Văn phòng Ban IV Bùi Thanh Minh cho biết, nếu như 2 năm trước, chỉ có cao nhất 20% doanh nghiệp biết về COP26 và 12% biết về kiểm kê khí nhà kính thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đã nắm được các thông tin này.

Tuy vậy, thực hành ESG trong doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những rào cản, trong đó phần lớn liên quan đến thiếu nhân lực và đặc biệt là thiếu tiền, ông Minh cho biết.

Xác định rõ thứ tự ưu tiên để có lộ trình phù hợp

Thực hành ESG là xu thế tất yếu để hướng đến phát triển bền vững, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Mặc dù mối quan tâm của doanh nghiệp đến ESG đã ngày càng gia tăng, song hiện nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay, chưa biết bắt đầu từ đâu; một phần bởi hiện còn thiếu các quy định cụ thể, chưa có tiêu chí về dự án xanh, tài chính xanh khiến doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi, bà Phạm Thị Ngọc Thủy xác nhận.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động và gặt hái được thành công. Dẫn kinh nghiệm thực tế, đại diện Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, để thực hành ESG hiệu quả, vai trò của chủ doanh nghiệp rất quan trọng. Chủ doanh nghiệp phải có tư duy và quyết tâm thực hiện. Tiếp đến, doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự chuyên trách, đồng thời xây dựng lộ trình thực hiện. Trong lộ trình đó, phải xác định rõ đâu là những vấn đề thiết thân với doanh nghiệp và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, gồm những việc buộc phải làm để tuân thủ về mặt luật pháp và những yếu tố sẽ làm gia tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp.

Chia sẻ với ý kiến trên, Phó Giám đốc đầu tư toàn cầu, Bộ phận Tài chính khí hậu, Quỹ responsAbility Investments AG (Thụy Sĩ) Bùi Quang Duy cho biết, điều mà quỹ chú trọng nhất khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp nào chính là sự tâm huyết và cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp đó đối với chuyển đổi xanh, chuyển đổi bền vững. Sự tâm huyết thể hiện ở việc thay vì nhìn đầu tư cho quá trình chuyển đổi đó là chi phí của doanh nghiệp thì hãy nhìn đó là khoản đầu tư dài hạn, bởi sẽ sinh lợi từ việc nâng cao hiệu suất, sử dụng ít năng lượng hơn, qua đó giảm phát thải ít hơn.

Cũng theo ông Duy, quá trình chuyển đổi này buộc doanh nghiệp không thể đi một mình mà cần có hệ sinh thái. Ở góc độ doanh nghiệp thì phải có nhân lực (các phòng, ban), có chủ trương, chính sách phù hợp. Từ phía quỹ đầu tư sẽ đưa ra các gói hỗ trợ kỹ thuật, các khoản đầu tư dài hạn, thậm chí đưa đến các khoản viện trợ cho doanh nghiệp, thông qua các thảo luận chi tiết với từng doanh nghiệp. Đặc biệt, ông Duy lưu ý, doanh nghiệp quản lý tốt các rủi ro ESG mới là bước khởi đầu, các quỹ đầu tư còn nhìn cả vào việc doanh nghiệp đó có hối lộ, có sử dụng lao động trẻ em hay sử dụng lao động không có giấy phép? Nếu có, việc hợp tác sẽ chấm dứt.

Ông Bùi Thanh Minh khuyến nghị, muốn thực hiện hiệu quả ESG, các doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc “3T”, đó là tuân thủ, tiên phong, thực tế. Ông phân tích, hiện Việt Nam là nền kinh tế rất mở nên tất cả quy định của quốc tế đến một lúc nào đó sẽ được nội luật hóa và buộc doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ.

Phát triển bền vững là xu hướng tương lai nên Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc; khi doanh nghiệp tiên phong sẽ có lợi thế của người đi trước, được tiếp cận các quỹ đầu tư, tiếp cận tri thức. Cùng với đó, chiến lược ESG phải được bắt nguồn từ chính đặc trưng của doanh nghiệp. Hiện, đại đa số doanh nghiệp nước ta có quy mô nhỏ và vừa, nếu khởi đầu đúng thì sẽ có lợi thế rất lớn trong tương lai, ông Minh nói.

Kinh tế

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.