Đại hội đồng cổ đông năm 2025 của NCB: Tăng vốn điều lệ lên 19.280 tỷ đồng

Ngày 29.3, Ngân hàng TMCP Quốc Dân ( NCB; mã chứng khoán: NVB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực, tiếp tục tăng vốn điều lệ và các tờ trình khác...

Tại Đại hội, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành (BĐH) ngân hàng NCB đã trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động của HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) năm 2024, kế hoạch hoạt động 2025. Đồng thời, ngân hàng cũng trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tờ trình phương án tăng vốn điều lệ và một số nội dung khác.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Đặt mục tiêu phát triển bền vững

Theo báo cáo của HĐQT và Tổng giám đốc NCB, năm 2024 chứng kiến bước nhảy vọt của NCB trong hoạt động kinh doanh khi hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch do ĐHĐCĐ giao. Cụ thể: tổng tài sản đạt 118.559 tỷ đồng tương đương 112% kế hoạch; tổng dư nợ cho vay đạt 71.175 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch; huy động vốn từ dân cư đạt 100.489 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch; CASA tăng trưởng 54% so với năm 2024, góp phần tối ưu hóa chi phí vốn.

Quy mô khách hàng đến cuối 2024 của NCB đạt 1,346 triệu khách hàng, bằng 117% so với kế hoạch cả năm và tăng trưởng 34,6% so với cuối 2023; số lượng khách hàng dùng ứng dụng ngân hàng số iziMobile tăng đáng kể, đạt 107% kế hoạch. Các con số tăng trưởng tích cực liên tiếp trong năm qua là minh chứng cho thấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ của NCB ngày càng đáp ứng được đông đảo khách hàng ở tiêu chuẩn cao hơn và được thị trường đón nhận, yêu thích, tin tưởng lựa chọn.

Đây cũng là minh chứng cho thấy hướng đi đúng đắn, hành động quyết liệt của Ban lãnh đạo và CBNV ngân hàng NCB khi lựa chọn triển khai đồng thời mục tiêu tái cơ cấu toàn diện song song với thực thi chiến lược mới, trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, thách thức. Từ đó, từng bước đưa NCB trở thành một trong những ngân hàng uy tín, an toàn, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng mà NCB phục vụ.

Tiếp nối đà phát triển đó, năm 2025, NCB trình ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh với tổng tài sản đạt 135.500 tỷ đồng, huy động khách hàng đạt 118.500 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 14,6% và 23,2% so với thực hiện 2024; cho vay khách hàng tăng trưởng 30% lên 92.528 tỷ đồng. NCB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước PACCL đạt 59 tỷ đồng và cam kết dùng toàn bộ lợi nhuận để thực hiện PACCL đã được phê duyệt. Ngoài ra, ngân hàng cũng đặt mục tiêu quy mô khách hàng tăng thêm 424.000 khách so với 2024.

Chủ tịch Bùi Thị Thanh Hương phát biểu tại Đại hội.
Chủ tịch Bùi Thị Thanh Hương phát biểu tại Đại hội.

Để đạt được kết quả này, NCB định hướng sẽ đưa ra nhiều gói giải pháp tài chính “đo ni đóng giày” cho phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân ở các đô thị lớn, có mức thu nhập từ khá trở lên; khách hàng thuộc hệ sinh thái của các doanh nghiệp lớn và các đối tác, song song duy trì các chính sách bán hàng, khuyến mãi... để khai thác hiệu quả tệp khách hàng hiện hữu. Đồng thời, ưu tiên mở rộng phân khúc SME, các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao, xuất nhập khẩu, năng lượng tái tạo và xây lắp công trình vốn ngân sách, tăng cường huy động vốn từ Quỹ đầu tư, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong các lĩnh vực logistics, du lịch, giáo dục.

Đặc biệt, trong năm 2025, NCB sẽ triển khai mạnh mẽ chiến lược chuyển đổi số, xây dựng nền tảng công nghệ và nguồn lực vững chắc theo chiến lược mới, với việc ra mắt siêu ứng dụng ngân hàng số AllRise - sản phẩm chiến lược về Digital Wealth, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình hiện thực hóa chiến lược mới. Ứng dụng được kỳ vọng sẽ trở thành “động cơ phản lực” để NCB bứt tốc trong hành trình tiên phong phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tối tân nhất, nâng tầm vị thế của NCB trên bản đồ tài chính số.

Kết thúc đại hội, các báo cáo của HĐQT, TGĐ, tờ trình về kế hoạch kinh doanh 2025 và báo cáo tài chính 2024 và hàng loạt tờ trình khác đã được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối.

Nâng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ

Cũng tại Đại hội lần này, HĐQT ngân hàng đã trình cổ đông phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 59,42% vốn điều lệ NCB tại thời điểm chào bán, với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/ cổ phiếu.

Thời gian dự kiến phát hành là từ quý 2 - 4.2025, sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Sau khi hoàn tất đợt tăng vốn, NCB sẽ nâng vốn điều lệ từ 11.780 tỷ đồng như hiện tại lên 19.280 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán, dự kiến khoảng 7.500 tỷ đồng, sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Ban chủ tọa chia sẻ với cổ đông tại Đại hội.
Ban chủ tọa chia sẻ với cổ đông tại Đại hội.

Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT NCB cho biết, vốn điều lệ là một trong những tiêu chí quan trọng để nâng cao năng lực tự chủ về tài chính, quyết định mức độ an toàn trong hoạt động cũng như khả năng phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai.

“NCB đã hội đủ các năng lượng cần thiết và sẵn sàng kiến tạo nên sự khác biệt, đổi mới, sáng tạo mang tính đột phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chúng tôi cam kết đầu tư mạnh mẽ mọi nguồn lực để đáp ứng hành trình mới, đẩy nhanh tiến trình thực hiện Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2023 - 2025 định hướng đến năm 2030 của NCB, đồng thời triển khai Chiến lược mới với những bước tiến tiên phong trong thị trường tài chính ngân hàng”, Chủ tịch HĐQT Bùi Thị Thanh Hương cho biết.

Tờ trình phương án tăng vốn đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ 99,99%. Trước đó, vào ngày 26.11.2024, NCB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 11.780 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng cho các mục tiêu mới.

Trong giai đoạn 2021-2025, HĐQT và BKS của NCB đã không ngừng kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực quản trị, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển và chiến lược kinh doanh của NCB. Với việc tiếp tục bổ sung nhân sự cấp cao giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành, NCB hứa hẹn sẽ tiếp tục làm nên những bước nhảy vọt trong thời gian tới.

Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.