Sáp nhập tỉnh sẽ mở rộng không gian phát triển cho doanh nghiệp

Đại diện các hiệp hội cho biết, cộng đồng doanh nghiệp rất đồng tình, ủng hộ chủ trương sáp nhập tỉnh và xã, không tổ chức cấp huyện. Đây là cơ hội cấu trúc lại bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, minh bạch, hiệu quả, hiện đại; cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn; và mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp.

TS. TÔ HOÀI NAM, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam:
Cộng đồng doanh nghiệp rất đồng tình, ủng hộ

hoai-nam.jpg

Với chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, cộng đồng doanh nghiệp rất đồng tình, ủng hộ. Việc này nhằm cải thiện tính minh bạch và tăng cường hiệu suất quản lý trong cơ quan Nhà nước. Nếu triển khai tốt sẽ tác động tích cực và sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa - đang chiếm 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ưu điểm rõ ràng là cộng đồng doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội giảm chi phí hành chính, tăng thuận lợi trong các thủ tục. Việc tăng cường chuẩn hóa, số hóa sẽ giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công dễ dàng hơn. Về sâu xa, lâu dài sẽ tạo ra không gian phát triển mới, nhiều dư địa cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa và tư nhân mở rộng quy mô. Đồng thời định hình lại môi trường kinh doanh theo hướng tích cực. Đơn cử, nếu các đơn vị hành chính nhỏ hợp nhất thành khu vực lớn, quy hoạch tốt hơn thì hạ tầng sẽ tốt hơn (bao gồm giao thông, thương mại, chuỗi cung ứng...); cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, các nhà đầu tư ở các thị trường lớn hơn, thay vì giới hạn trong quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với một số khó khăn như có thể bị gián đoạn hoạt động kinh doanh do địa giới hành chính thay đổi. Câu hỏi đặt ra rằng: doanh nghiệp có phải cập nhật lại giấy phép đăng ký kinh doanh, có gây tốn kém chi phí, địa chỉ trụ sở có phải sửa lại hay không? Một số địa phương đang có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - liệu rằng có bị điều chỉnh, cắt giảm hay dừng? Hay những chính sách về thuế, miễn giảm phí, hỗ trợ đào tạo lao động có bị ảnh hưởng - tỉnh mới sau khi sáp nhập có duy trì không?

Bên cạnh đó, khi hợp nhất một số tỉnh, thành phố sẽ gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, liệu doanh nghiệp có phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh hơn từ doanh nghiệp lớn hơn không? Ngoài ra còn ảnh hưởng đến lao động và chi phí vận hành.

Vì vậy, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần hết sức chú ý, không nên để gián đoạn. Câu chuyện sáp nhập tỉnh, thành phố, bỏ cấp huyện thay đổi lớn nhất là chính sách pháp luật; do đó cần hỗ trợ pháp lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính kinh doanh. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có, Chính phủ phải ban hành hướng dẫn chi tiết cụ thể ngay về quy trình cập nhật giấy phép kinh doanh, thay đổi địa điểm, giảm thiểu thủ tục không cần thiết; miễn giảm lệ phí thay đổi các giấy tờ cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, vẫn phải duy trì những chính sách đang có như hỗ trợ về tài chính, tín dụng... cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới sáng tạo trong thời gian chuyển đổi; từ đó tăng niềm tin doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, sản xuất. Tiếp tục xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để thích ứng môi trường mới.

TS. TRẦN HỮU HIỆP, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long:
Triển khai quyết liệt, khẩn trương, tránh rủi ro cho doanh nghiệp

img-7299.jpg

Việc tiếp tục tinh gọn bộ máy hành chính, trong đó có định hướng bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh thể hiện quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước. Đây là bước tiến lớn trong hiện đại hóa nền hành chính công, nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, giảm bớt tầng lớp trung gian, tận dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, phục vụ Nhân dân.

Thực tế, tổ chức lại hệ thống hành chính không phải là điều hoàn toàn mới mà đã được nhiều quốc gia áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, việc sáp nhập đơn vị hành chính đã được triển khai trong các giai đoạn trước đây, như từ 2019 đến 2021 đã giảm số lượng xã, phường, thị trấn.

Cải cách lần này mang quy mô lớn hơn không chỉ phát động đến các cấp cơ sở mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước cũng như với cộng đồng doanh nghiệp. Về thuận lợi, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh hơn với chính quyền địa phương, giảm bớt khâu xét duyệt trung gian khi xin thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh hoặc các dịch vụ hành chính diễn ra nhanh hơn. Việc giảm bớt tầng lớp trung gian đồng nghĩa với hạn chế cơ chế “xin - cho”, giảm tiêu cực, ngăn ngừa nhũng nhiễu và giúp môi trường kinh doanh minh bạch hơn. Đồng thời, có thể tạo ra các địa phương có quy mô, không gian kinh tế phát triển rộng hơn, quy hoạch trở nên hiệu quả, từ đó mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình sáp nhập, sắp xếp có thể dẫn đến chậm trễ trong giải quyết thủ tục kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai...; có sự xáo trộn về chính sách và hệ thống quản lý. Khi sáp nhập các đơn vị hành chính thì các quy định của Trung ương và địa phương có thể thay đổi, khiến doanh nghiệp phải thích ứng với môi trường pháp lý mới.

Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố cần có lộ trình rõ ràng, không gây gián đoạn, có kế hoạch chi tiết từng giai đoạn thực hiện để bảo đảm hoạt động tư pháp, hành chính, kinh doanh không bị đình trệ. Nhanh chóng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, chính quyền số. Tăng cường phân quyền cho các xã; làm rõ cơ chế trách nhiệm, thẩm quyền, đặc biệt là mối quan hệ công tác giữa cấp tỉnh và cấp xã.

Các quy định pháp lý hiện hành, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, văn bản luật liên quan cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi sao cho đồng bộ. Quan trọng nhất là triển khai cần quyết liệt, khẩn trương, nhưng cũng phải cẩn trọng, tránh khoảng trống pháp lý gây rủi ro cho doanh nghiệp.

Ông NGUYỄN THẾ ĐIỆP, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội:
Cần hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi

Đất nước phát triển tốt như bây giờ là nhờ có những chính sách “đúng và trúng” của Đảng và Nhà nước; cơ chế, chính sách đã có những bước tiến rất lớn, vừa đúng lòng dân, vừa đúng với giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn mới, chủ trương nghiên cứu sáp nhập các tỉnh, thành là rất sáng suốt và mang tính đột phá.

Thực tế, công nghệ đã thay đổi cuộc sống, giao thông đi lại thuận lợi hơn; vì vậy việc bỏ cấp trung gian, sáp nhập các tỉnh, thành phố sẽ giúp gọn nhẹ bộ máy, hiệu quả, đỡ rườm rà cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cuộc cải cách này cũng mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, vì đây không chỉ là câu chuyện thay đổi về mặt hành chính mà còn tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có bất động sản.

Về cơ hội, nếu giảm bớt các tỉnh, thành phố, hành chính ba cấp thì về cơ chế chính sách sẽ bỏ đi rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Nếu 2 hoặc 3 địa phương sáp nhập vào thì địa phương đó sẽ mở rộng về quy mô, kéo theo dư địa phát triển tăng lên; thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước tới với thị trường bất động sản, cùng các chiến lược lâu dài thay vì ngắn hạn. Từ đó, chính quyền các địa phương cũng có thể tập trung đầu tư mạnh mẽ hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các lĩnh vực.

Tuy vậy, trong quá trình sáp nhập, việc điều chỉnh địa giới hành chính, thay đổi chính sách của các tỉnh, thành có thể gây ra sự chậm trễ trong cấp phép đầu tư đầu tư. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh, thành lại có chính sách thu hút đầu khác nhau dẫn đến việc đồng nhất chính sách có thể mất nhiều thời gian.

Quá trình nghiên cứu, triển khai sáp nhập tỉnh, thành phố cần rõ ràng, có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi. Đồng thời, phải có sự chỉ đạo sát sao, chỉ huy thống nhất và tránh gây xáo trộn lớn đến chính quyền địa phương, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Tôi tin tưởng rằng, nếu quá trình sáp nhập được thực hiện hợp lý, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy hoạch và chính sách thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh, không chỉ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 mà còn hướng tới 2 con số từ năm 2026. Từ trợ lực đó, thị trường bất động sản cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Về phía cộng đồng doanh nghiệp bất động sản thời gian tới cũng cần theo dõi sát các chính sách quy hoạch của địa phương để có quyết định chính xác, tránh rủi ro.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

ITN
Kinh tế

Nestlé - 30 năm chung tay nâng tầm cuộc sống của người Việt

"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành với sự phát triển của đất nước và tự hào về những đóng góp của Nestlé trong suốt 3 thập kỷ vừa qua tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói.

Ảnh: Khánh Duy
Kinh tế

Chuyển đổi xanh phải gắn với quản trị và chính sách bao trùm, kiên định

Tại Diễn đàn “Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 22.4, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu cho rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch là gợi ý hữu ích với Việt Nam. Theo đó, bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng phải đi đôi với quản trị sự thay đổi đó; nếu không sẽ khó thành công.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines lưu ý hành khách chủ động kế hoạch đi lại dịp 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành
Doanh nghiệp

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22.4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua đó luôn đảm bảo lợi ích cao nhất và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư.

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới – Đón lộc kinh doanh”, kết hợp cùng hàng loạt gói tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt. Đây là hoạt động trọng tâm trong chiến lược đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của Agribank trong hỗ trợ nền kinh tế.

Ảnh Diễn đàn
Kinh tế

Khơi dòng vốn, tiếp sức doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh đang trở thành yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững; nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đầu tư công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, giảm phát thải. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là tiếp cận tài chính xanh khi thiếu khung pháp lý, cơ chế bảo lãnh và hệ sinh thái vốn. Nếu không sớm tháo gỡ, quá trình chuyển đổi sẽ tiếp tục gặp nhiều trở ngại.

Diễn đàn "Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh"
Kinh tế

Cần hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh

Thị trường tài chính xanh tại nước ta đã hình thành và phát triển với ba cấu phần chính: tín dụng xanh, cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh; tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn do chưa có danh mục phân loại xanh, khiến tổ chức tín dụng thiếu căn cứ để lựa chọn, thẩm định và cấp tín dụng xanh; do đó, rất cần hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng xanh và xây dựng tiêu chí phân loại xanh.

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê
Doanh nghiệp

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê

Tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, Eximbank vinh dự được trao tặng hai giải thưởng quan trọng với các giải pháp công nghệ tiêu biểu: hệ thống hỗ trợ bán hàng ESale+ và hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng.