Trợ lực để Đà Nẵng vươn mình

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch Covid-19 nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực vượt qua, quyết tâm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, tìm kiếm nguồn lực, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, đưa công tác giảm nghèo đi vào thực chất. Trong hành trình ấy, luôn có sự đồng hành của tín dụng chính sách.

Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,39%

Thực tế cho thấy, sau 49 năm được giải phóng, 27 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị hiện đại, văn minh với nhiều thành tựu nổi bật, trong đó có việc thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. Cụ thể đến nay, toàn thành phố chỉ còn gần 4.200 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,39% trong tổng số 300.000 hộ dân sinh sống tại 6 quận và 2 huyện.

Thành quả đó phản ánh sự nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, kinh tế có bước phát triển vượt bậc; đặc biệt đã triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội, trong đó có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" (Chỉ thị 40) đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây được xem là động lực chính tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực, đánh thức khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân nơi trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tín dụng chính sách luôn đồng hành với người khó khăn
Tín dụng chính sách luôn đồng hành với người khó khăn

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Đà Nẵng Đoàn Ngọc Chung cho biết, điểm thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện Chỉ thị 40 là các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn tín dụng chính sách đến đúng từng địa chỉ, từng đối tượng thụ hưởng.

Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo ngành tài chính tham mưu, ưu tiên bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ kinh phí giúp NHCSXH mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ công tác. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng phối hợp với NHCSXH huy động các nguồn lực từ cuộc vận động vì người nghèo để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách…

Từ sự quan tâm giúp đỡ đó mà các nguồn lực tài chính ở Đà Nẵng có nguồn gốc ngân sách nhà nước được quy về một đầu mối, chuyển sang NHCSXH quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành. Đến ngày 30.6.2024, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt 2.204,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44%, góp lực đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 5.022,72 tỷ đồng, tăng 3.802 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Tiếp tục là trụ cột trong công tác an sinh

Toàn bộ nguồn vốn đã được 1.913 Tổ Tiết kiệm và vay vốn chuyển tải về mọi vùng khó khăn, đến đúng đối tượng thụ hưởng. Ngay cả giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát lan rộng, nguồn vốn chính sách vẫn được khơi thông, chảy đều khắp thành phố bên sông Hàn. NHCSXH Đà Nẵng luôn chủ động huy động nguồn vốn, thực hiện phương châm "giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã"; tăng cường biện pháp ứng phó trước những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và tích cực giúp người dân vay vốn thuận lợi để khôi phục, phát triển sản xuất.

Đến ngày 30.6.2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.011,73 tỷ đồng, tăng 3.794,70 tỷ đồng so năm 2014, với 85.919 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân mỗi hộ dư nợ đạt 58,33 triệu.

Nguồn vốn đến với gia đình ông Võ Ngọc Minh, ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang đã "đổi vận" cuộc đời cả gia đình. Trên con đường thoát cảnh nghèo túng, ông Minh đã 2 lần sử dụng gần 80 triệu đồng của NHCSXH huyện nuôi bò vỗ béo và chăm sóc đàn gà đẻ trứng, heo nái, mang lại nguồn thu khá, thoát hết nghèo, lại còn dành tiền lập cửa hàng mua bán vật tư thức ăn gia súc, thuốc thú y, phục vụ bà con thôn xóm.

Tương tự, hộ nhà chị Nguyễn Thị Dục, cư trú tại tổ 11, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn thuộc diện giải tỏa, di dời đến đây đã được nhận đất tái định cư, nhận tiền đền bù, chị còn mạnh dạn vay 300 triệu đồng của chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời để làm nhà ở an cư lạc nghiệp theo quyết định mới, đặc thù riêng của thành phố Đà Nẵng.

Trong vòng 9 tháng, chị Dục đã xây nên một căn nhà kiên cố, khang trang, thực hiện ước vọng "an cư lạc nghiệp" mở xưởng may, thêu ren tại nhà, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bản thân chị và 3 chị em trong khu phố.

Bí thư Đảng ủy phường An Khê, quận Thanh Khê, Hoàng Thị Thúy Loan cho biết, việc đưa Chỉ thị 40 vào cuộc sống cùng việc thực hiện nâng chuẩn hộ nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đòi hỏi phải tập trung huy động nguồn lực trong đó lấy nguồn vốn tín dụng chính sách làm nòng cốt.

Chính sự chuyển biến về nhận thức và hành động đó đã giúp công tác giảm nghèo được triển khai thực chất hơn, đồng thời loại bỏ tư tưởng "giấu nghèo" vì chạy theo căn bệnh thành tích. Nhờ vậy, nguồn vốn chính sách trên địa bàn phường An Khê không chỉ tăng nhanh mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy, hỗ trợ đắc lực thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng đô thị văn minh, tiên tiến.

Trong 10 năm qua, nguồn vốn chính sách đã giúp 247.164 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; 20.293 hộ thoát nghèo (có 6.514 hộ nghèo theo chuẩn Trung ương); tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 140.400 lao động; 10.946 học sinh, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; cho vay xây dựng, nâng cấp, cải tạo 49.795 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường mới…

Hiện tại, Đà Nẵng phấn đấu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu cuối năm 2025 sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố. Từ hôm nay, ngày mai và trên con đường dài, NHCSXH vẫn sẽ tiếp tục tham gia tích cực, làm trụ cột trong hành trình vì công bằng, an sinh xã hội.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.