Mở tuyến vận tải hành khách Nam Ninh (Trung Quốc) - Hạ Long (Việt Nam)

Sau gần 3 tháng khởi động, ngày 3.9, Sở Giao thông Vận tải Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã cho phép Công ty TNHH Vận tải Tập đoàn Tuyến quốc gia mới (Trung Quốc) hợp tác với Công ty Cổ phần tập đoàn hữu nghị Việt Trung Toàn Cầu (Việt Nam) thực hiện tuyến cố định vận tải hành khách TP Nam Ninh (Trung Quốc) và TP Hạ Long (Việt Nam) qua Lối thông quan cầu Bắc Luân II.

Căn cứ Thông báo số 51 (2024) của Trung tâm Phát triển vận tải đường bộ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) về việc thông báo doanh nghiệp và Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh (Việt Nam), Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh) đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tại lối thông quan cầu Bắc Luân II hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, Chi cục cũng bảo đảm kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đối với phương tiện vận tải tạm nhập - tái xuất; hành lý của hành khách nhập cảnh chở trên phương tiện vận tải hành khách theo đúng quy định của pháp luật, Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Chính thức mở tuyến vận tải hành khách TP Nam Ninh (Trung Quốc) - TP Hạ Long (Việt Nam) qua Lối thông quan cầu Bắc Luân II
Xe chuyên tuyến bến xe Phong Linh - Nam Ninh (Trung Quốc) - bến xe Bãi Cháy – Hạ Long (Việt Nam) qua cầu Bắc Luân II ngày 3.9

Việc thực hiện vận chuyển bằng phương tiện vận tải hành khách giữa 2 thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) và Hạ Long (Việt Nam) sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của du khách đến với TP Hạ Long, nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, Công ty Cổ phần tập đoàn Hữu nghị Việt Trung Toàn Cầu đã triển khai kế hoạch hoạt động vận tải hành khách xe buýt đưa đón theo lịch trình quốc tế cố định: Điểm xuất phát từ Ga hành khách Phong Linh (Nam Ninh, Trung Quốc); điểm đến là Bến xe khách Bãi Cháy (Quảng Ninh, Việt Nam).

Hành khách trên chuyến xe chuyên tuyến bến xe Phong Linh - Nam Ninh (Trung Quốc) – bến xe Bãi Cháy – Hạ Long (Việt Nam)
Hành khách trên chuyến xe chuyên tuyến bến xe Phong Linh - Nam Ninh (Trung Quốc) – bến xe Bãi Cháy – Hạ Long (Việt Nam)

Tuyến đường chính: Nam Ninh (Đường cao tốc G75 Lan Hải, đường cao tốc G7511 Tần Đông) - Đông Hưng - Cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) - Cửa khẩu Móng Cái - Đường cao tốc Móng Cái - Hạ Long -  Bãi Cháy - Hạ Long (Việt Nam).

Hành trình sẽ khởi hành từ ga TP Đông Hưng vào 11 giờ 00 (giờ Bắc Kinh), các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần, tần suất 1 chuyến/ngày; thời gian đến Bến xe Bãi Cháy (TP Hạ Long) vào 14 giờ 30 (giờ Việt Nam).

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.