"Chìa khóa" để Hòa Bình hội nhập và phát triển

Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, đồng lòng cùng cả nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Nhằm khơi thông các tiềm năng, lợi thế phục vụ phát triển, tỉnh Hòa Bình xác định nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt giúp kết nối và củng cố nền tảng phát triển bền vững. Các tuyến giao thông được hình thành không chỉ là “mạch máu” nuôi dưỡng các hoạt động kinh tế mà còn là “chìa khóa” mở ra cánh cửa hội nhập, phát triển trong tương lai.

Tăng cường kết nối - ưu tiên hàng đầu cho phát triển  

Hơn chục năm về trước, tỉnh Hòa Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển hạ tầng giao thông; các tuyến đường huyết mạch thiếu đồng bộ, xuống cấp khiến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội địa phương gặp nhiều trở ngại. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã tập trung xây dựng các tuyến đường huyết mạch trọng điểm; cải tạo nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên tỉnh... Nhiệm vụ tăng cường kết nối vùng, liên vùng trở thành ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn 2021 - 2025, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã “rốt ráo” được tỉnh triển khai thực hiện, như: Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có sử dụng vốn ngân sách nhà nước; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19 đến Km53, địa phận tỉnh Hòa Bình); đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6… Nhằm tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đang tập trung thực hiện Đề án “Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025”.

Cùng với đó, các tuyến đường trục chính đô thị và vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được chú trọng đầu tư đồng bộ. Trong đó, tuyến Quốc lộ 6 là một trong những dự án quan trọng không chỉ kết nối Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội mà còn mở ra cơ hội giao thương với các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, cũng phải kể đến dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc đến huyện Thanh Sơn, Phú Thọ có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ được kỳ vọng sẽ tháo gỡ “nút thắt” trong phát triển kinh tế - xã hội của Đà Bắc nói riêng, tạo đà phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn tỉnh nói chung.

Cầu Hòa Bình 2 nối hai bờ sông Đà là dự án hạ tầng quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn. Ảnh: Phạm Chiểu
Cầu Hòa Bình 2 nối hai bờ sông Đà là dự án hạ tầng quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn. Ảnh: Phạm Chiểu

Tính đến hết năm 2023, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của Hòa Bình đã có sự gia tăng từ khoảng 10.680km lên khoảng 10.998km. Sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông đã giúp việc di chuyển, giao thương hàng hóa được rút ngắn, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, hoạt động vận tải tăng theo từng năm; thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến và du lịch. 6 tháng đầu năm 2024, Hòa Bình ước đón 2,6 triệu lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.689 tỷ đồng.

Việc hình thành các tuyến giao thông cũng đã góp phần tạo nên các vùng kinh tế mới. Các dự án đầu tư đã xuất hiện nhiều hơn, tạo ra một mạng lưới kinh tế sôi động và đa dạng. Tới nay, toàn tỉnh có 16 khu công nghiệp (KCN) đã được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích quy hoạch 3.904,18ha; có 14/38 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 632,64ha, có 10 CCN triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các huyện: Lạc Sơn; Lạc Thủy; Mai Châu; Tân Lạc; Lương Sơn; Đà Bắc và thành phố Hòa Bình.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đinh Anh Tuấn chia sẻ: với quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng phải “đi trước một bước”, tỉnh xác định ưu tiên những dự án quan trọng tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn. Đồng thời, tranh thủ nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, phát huy nội lực địa phương đầu tư các công trình trọng điểm. Bên cạnh tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, Sở cũng rà soát tham gia ý kiến lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có tích hợp các quy hoạch trong lĩnh vực giao thông vận tải.

“Mục tiêu của tỉnh hướng tới là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý, liên hoàn giữa đường bộ và đường thủy. Qua đó, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày một gia tăng. Kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và nội tỉnh tạo thành hệ thống giao thông thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Giám đốc Đinh Anh Tuấn cho biết.

Quyết tâm hoàn thành các dự án trọng điểm

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các dự án, công trình giao thông quan trọng là một trong những khâu đột phá chiến lược đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, UBND tỉnh đã tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Đồng thời phá vỡ các điểm nghẽn, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch, tạo quỹ đất mới để phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở.

Cùng với đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 415 ngày 6.4.2021 về điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết này đã bổ sung nhiều tuyến đường huyết mạch, góp phần phát triển giao thông các vùng động lực kinh tế, tạo cơ hội để các huyện vùng cao Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Mai Châu phát huy tiềm năng, lợi thế vùng miền.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, để triển khai các dự án được hiệu quả, thuận lợi, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng đề cao tinh thần trách nhiệm, cùng chung tay, góp sức gánh vác công việc; có vướng mắc ở đâu phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết. Đặc biệt, tạo mặt bằng sạch phục vụ đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm soát, quản lý chặt chất lượng nhằm bảo đảm dự án đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đầu tư. Mục tiêu cao nhất là hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, mở rộng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với quyết tâm, vào cuộc mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để hạ tầng giao thông thực sự là “đòn bẩy”, tạo động lực giúp Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030, tỉnh vẫn cần thực hiện nhiều biện pháp chiến lược để phát triển hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hiệu quả.

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai 14 dự án đầu tư trọng điểm, trong đó có 6 dự án giao thông, thủy lợi và 8 dự án ngoài ngân sách. Để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong triển khai các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB). Đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân. Đối với các dự án ngoài ngân sách, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư khởi công, đẩy nhanh tiến độ các dự án theo kế hoạch, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo đồng thuận của người dân ủng hộ chủ trương đầu tư triển khai các dự án.

Các tuyến giao thông mới không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn khơi dậy niềm tin và hy vọng của người dân vào một tương lai tươi sáng. Để duy trì và phát triển bền vững những thành quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong nâng cấp và cải tạo hạ tầng giao thông theo hướng thông minh, hiện đại. Những bước đi vững chắc trong cải thiện hạ tầng giao thông sẽ là nền tảng mạnh mẽ cho sự chuyển mình của Hòa Bình, giúp tỉnh sớm hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.