Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi):

Tránh bỏ sót nạn nhân, bỏ lọt tội phạm

Trong bối cảnh tội phạm mua bán người có xu hướng gia tăng và có nhiều hoạt động tinh vi, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ, tránh bỏ sót đối tượng là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân cũng như tội phạm mua bán người.

Làm rõ hơn khái niệm nạn nhân

Các đại biểu nhấn mạnh, Luật Phòng, chống mua bán người là đạo luật rất quan trọng, điều chỉnh trực tiếp về công tác phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người; hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người... Đồng thời, cơ bản thống nhất với dự thảo luật đã mở rộng, bổ sung đối tượng “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” vào phạm vi điều chỉnh, để trên cơ sở đó có đề xuất chính sách, chế độ hỗ trợ cụ thể.

Tránh bỏ sót nạn nhân, bỏ lọt tội phạm -0
ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung (Long An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Qua tổng kết thực tiễn cho thấy, phụ nữ, trẻ em gái, đồng bào người dân tộc thiểu số, người ở những vùng đặc biệt có kinh tế khó khăn là đối tượng mà tội phạm mua bán người rất hay nhắm đến. Có những vụ việc buôn bán người đã được phát hiện nhưng rất khó, rất lâu mới xác định được nạn nhân; có những nạn nhân bị mua bán đã lâu và chỉ biết nói tiếng dân tộc, không biết rõ mình ngày xưa ở đâu... nên không có nhiều thông tin để xác định đây là nạn nhân của mua bán người ngay thời điểm đó. Nêu thực tế này, ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung (Long An) nhấn mạnh, cần có thời gian và những chính sách, biện pháp hỗ trợ để có cơ sở xác định được những người này thực sự là nạn nhân để quan tâm, giúp đỡ họ.

Tránh bỏ sót nạn nhân, bỏ lọt tội phạm -0
ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Khái niệm nạn nhân tại khoản 5 Điều 2 dự thảo luật được hiểu là người bị xâm hại bởi hành vi mua bán người, bóc lột tình dục, nô lệ tình dục và cưỡng bức lao động. ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho biết, theo quy định tại điểm e Điều 2 Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người thì nạn nhân không nhất thiết phải là người bị xâm hại mà chỉ cần người đó là đối tượng của hành vi mua bán người hướng tới. Đại biểu đề nghị, làm rõ hơn khái niệm nạn nhân để không bỏ sót các hành vi mua bán người, bảo vệ tốt hơn những nạn nhân của mua bán người, đồng thời các cơ quan chức năng trong khi thực hiện các chính sách đi kèm theo thì sẽ thuận lợi hơn trong thực tiễn.

Tránh bỏ sót nạn nhân, bỏ lọt tội phạm -0
ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Phạm Đình Thanh (Kon Tum) nêu thực tế, nạn nhân của mua bán người trước đây chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái, tuy nhiên trong những năm gần đây có rất nhiều nạn nhân là nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên. Với thủ đoạn lừa đảo “việc nhẹ, lương cao”, đối tượng mua bán người đã đưa nhiều nạn nhân là nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên qua biên giới, nhất là sang Campuchia để cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2022 cả nước xảy ra 43 vụ mua bán người, số đối tượng mua bán người là 113 đối tượng, tăng 10,26% về số vụ và tăng 44,87% về số đối tượng mua bán người so với cùng kỳ năm 2021. Đối với những nạn nhân bị đối tượng mua bán người sử dụng vào mục đích vô nhân đạo khác như buộc nạn nhân phải đi ăn xin, sử dụng nạn nhân vào các mục đích khác…, theo đại biểu Phạm Đình Thanh, ngoài những nạn nhân thuộc lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thì người khuyết tật cũng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của các hành vi này.

Đại biểu Phạm Đình Thanh đề nghị, ngoài việc ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì Nhà nước cũng cần ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng, địa phương có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp; bổ sung nhóm đối tượng là người khuyết tật vào nhóm cần được tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục dự kiến quy định tại khoản 5 Điều 7 dự thảo luật.

Có công cụ pháp lý để trừng trị thích đáng 

Cho rằng, phạm vi xử lý hình sự đối với người phạm tội mua bán người ngày càng thu hẹp, ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) cũng cho biết, nếu trước đây chỉ cần chứng minh người có hành vi mua bán người thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội thì nay phải chứng minh thêm “mục đích phạm tội” và “thủ đoạn phạm tội”, ngoài “hành vi mua bán người”. Điều này đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhiệm vụ ngày càng khó khăn hơn, bởi vì, chứng minh hành vi phạm tội đã khó, chứng minh thủ đoạn phạm tội lại càng khó và chứng minh mục đích phạm tội lại càng khó hơn nữa.

Tránh bỏ sót nạn nhân, bỏ lọt tội phạm -0
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng theo đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, việc số người phạm tội mua bán người bị đưa ra xét xử giảm đi sẽ làm giảm tính răn đe của pháp luật, bởi khi người phạm tội không bị trừng trị thì bản thân người phạm tội cũng có nguy cơ tiếp tục tái phạm và những người khác có ý định phạm tội sẽ coi thường pháp luật.

Tán thành với ý kiến trên, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho biết, khảo sát thực tiễn thi hành luật cho thấy, việc chứng minh thủ đoạn phạm tội đối với các hành vi mua bán người trong nhiều trường hợp như: đưa người đi nước ngoài để làm việc nhà, kết hôn ban đầu là đồng thuận (tức là không có thủ đoạn) đến khi sang nước ngoài mới bị bóc lột, nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động... rất khó khăn. Thêm vào đó, hiện nay các phương thức phạm tội ngày càng tinh vi, người phạm tội thường sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội qua môi trường mạng. Khi cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu phạm tội nhưng không chứng minh được người phạm tội là có thủ đoạn nên không xử lý được. Do đó, hầu hết người phạm tội chỉ bị xử lý tội danh khác như tổ chức đưa người sang nước ngoài trái phép, không đúng với bản chất tội phạm mua bán người để trừng trị nghiêm minh.

Từ thực tế trên, các đại biểu nhấn mạnh, muốn nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người thì cần tạo thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội rộng hơn.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nêu hai cách để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người: một là, cân nhắc thu hẹp mục đích, thủ đoạn phạm tội mua bán người; hai là, bổ sung quy định hành vi “chuẩn bị phạm tội mua bán người” vào dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). 

"Với hai cách này, chúng ta sẽ có công cụ pháp lý để trừng trị thích đáng những người phạm tội mua bán người, không bỏ lọt tội phạm và đạt được mục đích của hình phạt phòng ngừa riêng, phòng ngừa chung, qua đó, góp phần nâng hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới", đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nhấn mạnh. 

Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.