Tổng thống Philippines ký phê chuẩn kế hoạch tổng thể việc làm quốc gia

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa ký phê chuẩn "Đạo luật Trabaho Para sa Bayan", vốn sẽ đóng vai trò là kế hoạch tổng thể phục hồi và tạo việc làm dài hạn của đất nước. Theo nhà lãnh đạo này, luật mới là “cột mốc quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước”.

Tổng thống Philipines ký phê chuẩn kế hoạch tổng thể việc làm quốc gia -0
Nguồn: Reuters

Tổng thống Marcos bày tỏ lòng biết ơn tới cả Thượng viện và Hạ viện vì sự ủng hộ vững chắc của hai viện trong việc thông qua đạo luật quan trọng này. Đạo luật Trabaho Para sa Bayan, còn được gọi là Đạo luật Cộng hòa 11962, là ưu tiên hàng đầu trong chính quyền của ông, nhằm giải quyết các vấn đề như việc làm chất lượng thấp, kỹ năng không phù hợp và tình trạng thiếu việc làm đã gây khó khăn cho lực lượng lao động Philippines từ lâu.

Ông nhấn mạnh cách tiếp cận nhiều mặt của luật mới, cho rằng nó không chỉ tìm cách nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động Philippines, mà còn thúc đẩy việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Đạo luật Trabaho Para sa Bayan có một số điểm nổi bật chính. Đầu tiên, Hội đồng liên cơ quan Trabaho Para sa Bayan sẽ được thành lập để phát triển các thước đo thành công, các chỉ số hoạt động chính và các thành phần hành động. Dưới sự chủ trì của người đứng đầu Cơ quan Kinh tế và phát triển quốc gia (NEDA) và đồng chủ trì của các bộ trưởng Bộ Thương mại và công nghiệp cùng Bộ Lao động và việc làm, hội đồng sẽ bao gồm đại diện từ các cơ quan và ngành khác nhau. Tổng thống Philippines cho biết, tất cả các cơ quan của chính phủ, bao gồm cả các đơn vị chính quyền địa phương, đều được yêu cầu hợp tác và phối hợp với hội đồng để bảo đảm lồng ghép kế hoạch tổng thể quốc gia trong luật vào các chính sách và chương trình của họ một cách hiệu quả. Trách nhiệm của hội đồng bao gồm cung cấp hỗ trợ quan trọng cho các MSME, vốn là xương sống của nền kinh tế Philippines. Sự hỗ trợ đó sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng lao động có tay nghề, luật nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng của người lao động Philippines, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu lao động có tay nghề và lực lượng lao động sẵn có. Chưa hết, để khuyến khích người sử dụng lao động và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân tích cực tham gia tạo việc làm, luật đưa ra các biện pháp khuyến khích cho những người tạo điều kiện phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức. Đặc biệt, luật cho rằng việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi là điều cần thiết để tạo việc làm. Do đó, nó bảo đảm các biện pháp nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp thu hút đầu tư và tăng cường cơ hội việc làm.

Tổng thống Marcos nhấn mạnh tính cấp bách của việc thực thi luật, kêu gọi hội đồng và tất cả các cơ quan chính phủ liên quan đẩy nhanh việc ban hành các quy tắc và quy định thực thi. Mục tiêu là bảo đảm rằng người lao động Philippines và các bên liên quan có thể hưởng lợi ngay lập tức từ quy hoạch tổng thể toàn diện này. Hơn nữa, ông kêu gọi sự hài hòa giữa Kế hoạch Lao động và việc làm 2023-2028 và Kế hoạch Trabaho Para sa Bayan để hợp lý hóa các nỗ lực và nguồn lực của Chính phủ một cách hiệu quả.

Với đạo luật Trabaho Para sa Bayan hiện có hiệu lực, Philippines đã sẵn sàng cho những bước tiến đáng kể hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn của mình về một "Bagong Pilipinas" hay "một Philippines mới". Kế hoạch tổng thể về việc làm và phục hồi toàn diện này mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn, nơi mà việc làm có chất lượng, phát triển kỹ năng và tăng trưởng kinh tế đều nằm trong tầm tay của tất cả người dân Philippines.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.