Tòa nhà Quốc hội: Biểu tượng của tình hữu nghị thắm thiết Việt Nam - Lào

Với tổng vốn đầu tư gần 112 triệu USD, công trình Nhà Quốc hội Lào không chỉ là quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc mà còn là trụ sở văn phòng trọng điểm của Quốc hội Lào, góp phần xây đắp tình hữu nghị đặc biệt. 

Tòa nhà Quốc hội: Biểu tượng của tình hữu nghị thắm thiết Việt Nam - Lào -0
Tòa nhà Quốc hội Lào. Nguồn: TTXVN

Nhà Quốc hội mới của Lào có diện tích 7.000m2 gồm 1 tầng hầm, 5 tầng nổi, 547 phòng chức năng, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc thông minh tiên tiến. Công trình được xây dựng trên nền nhà Quốc hội cũ tại Quảng trường Thatluang, trung tâm Thủ đô Viêng Chăn, và có sức chứa lên tới 1.000 người.

Đây là nơi diễn ra các kỳ họp của Quốc hội Lào và là nơi làm việc của lãnh đạo Quốc hội, chuyên viên và cán bộ Văn phòng Quốc hội. Công trình có nhiều không gian đa năng, linh hoạt phục vụ tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế, hội họp, đào tạo, tổ chức sự kiện và nghi lễ quan trọng của đất nước Lào. Tòa nhà Quốc hội mới cũng là địa điểm quan trọng để du khách cũng như nhân dân Lào đến tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Kiến trúc công trình lấy cảm hứng từ lá Quốc kỳ hiện tại của Lào với thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống, là sự chắt lọc những đường nét kiến trúc, các họa tiết trang trí dân gian, mái dốc, mái ngói… kết hợp cùng các vật liệu xây dựng mới như nhôm, gỗ tự nhiên, đá… vừa thể hiện những nét tương đồng với thị hiếu kiến trúc của người Lào, vừa thể hiện nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước Lào. Có thể nói, công trình đã kết hợp được hài hòa giữa văn hóa, bản sắc truyền thống của Lào với các giải pháp công nghệ, thiết bị hiện đại, kỹ thuật, công nghệ quản lý thi công tiên tiến của Việt Nam.

Trong Nhà Quốc hội mới, một số không gian chính là Phòng họp Quốc hội và khu phụ trợ với điểm nhấn kiến trúc là hệ thống trần vòm mang hình thức kiến trúc đặc trưng của Phật giáo, bố trí các cửa sổ lấy sáng kết hợp hoa văn trang trí truyền thống của Lào. Kết cấu thép mái vòm phòng họp chính vượt nhịp 36m có trọng lượng hơn 265 tấn, với gần 42.000 chi tiết là kết cấu được sản xuất, gia công tại Việt Nam trước khi vận chuyển sang lắp đặt tại Lào. Trong phòng còn có cụm đèn chùm pha lê có đường kính 3m, cao 1,25m lấy ý tưởng thiết kế cách điệu từ hoa Chăm pa. Ngoài ra, gỗ ốp tường sử dụng trong phòng cũng kết hợp hoa văn trang trí tạo điểm nhấn văn hóa Lào.

Tiếp đến là Phòng họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các sảnh lớn và lối dẫn vào các công trình hỗ trợ với thiết kế kiến trúc cao, rộng kết hợp các hoa văn cách điệu lớn, được đục thủng và cửa sổ giả giúp tạo cảm giác thông thoáng và cung cấp ánh sáng tự nhiên…

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane từng cho biết, nước này có kế hoạch xây dựng phòng truyền thống trưng bày ảnh và thông tin về sự hình thành và phát triển của Quốc hội Lào, cũng như sự hợp tác giữa Lào và Việt Nam và giữa Quốc hội Lào và Quốc hội Việt Nam. Nhà Quốc hội Lào mới sẽ góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội Lào trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Ông khẳng định, Nhà Quốc hội Lào mới là dự án có giá trị cao nhất mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trên tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Nó là một trong những biểu tượng hiếm có trong mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước anh em.

Có thể nói, Nhà Quốc hội Lào mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiếp nối những công trình về giáo dục, y tế mà Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ Lào trước đây, để Lào có những cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh.

Năm nay, Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau tổ chức 2 ngày lịch sử: 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ truyền thống, khăng khít, kề vai sát cánh giữa nhân dân hai nước đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Và chuyến thăm Lào của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ từ ngày 15 - 17.5 sẽ càng góp phần tích cực vào việc phát huy hơn nữa tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước.

Quốc tế

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha
Quốc tế

Lũ quét kinh hoàng tại Tây Ban Nha

Trận lũ quét tàn phá miền đông Tây Ban Nha đã khiến số người thiệt mạng tăng lên gần 160 người, ô tô chất đống trên đường, nhà cửa ngập bùn đất. Đây là thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại.

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Người Trung Quốc “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Trong khi cả thế giới đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống ở cường quốc số một thế giới thì dường như điều này không quá được quan tâm ở Trung Quốc - với cảm giác rằng bất kể ai thắng, căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc vẫn sẽ tồn tại.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19
Quốc tế

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19

Rạng sáng 30.10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-19 mang theo 3 nhà du hành lên Trạm vũ trụ Thiên cung. Sự kiện cho thấy Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thám hiểm không gian khi khẳng định sức mạnh vũ trụ của mình.

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?
Quốc tế

Tổng thống Putin sẽ “bỏ phiếu” cho Harris hay Trump?

Hồi tháng 9, người ta đã từng đặt câu hỏi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Khi được hỏi liệu ông thích Donald Trump hay Kamala Harris, ông Putin đã mỉm cười và nhướn mày, đồng thời khiến người nghe phải ngạc nhiên với câu trả lời hóm hỉnh của mình.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri
Thế giới 24h

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: “Phán quyết nghiêm khắc” của cử tri

Tương lai chính trị của Nhật Bản trở nên bất định sau cuộc tổng tuyển cử ngày 27.10 khi lần đầu tiên sau 15 năm, đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác liên minh cầm quyền, Komeito, đã mất đi thế đa số tại Hạ viện. Kết quả bầu cử lần này đặt ra câu hỏi: liệu phe đối lập có đủ thống nhất để định hướng chương trình nghị sự của Hạ viện và khiến Thủ tướng Shigeru Ishiba trở thành vị Thủ tướng nắm quyền ngắn kỷ lục trong lịch sử Nhật Bản?

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025
Quốc tế

Thái Lan sẽ áp "thuế đi lại" với du lịch hàng không từ năm 2025

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố đổi tên “Phí hạ cánh” gây nhiều tranh cãi của nước này thành “Thuế đi lại” được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài và cải thiện các tiện nghi cơ bản. Thuế mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng giữa năm 2025, bắt đầu từ những người đến bằng đường hàng không.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?
Thế giới 24h

Xung đột ở Trung Đông: Israel có thay đổi chiến lược?

Cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhân vật đầu não của vụ tấn công vào Israel tháng 10.2023, đã khiến nhiều người trong và ngoài Israel hy vọng đây có thể là thời điểm để nước này thu hẹp quy mô cuộc chiến ở Gaza, tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin. Nhưng đúng một tuần sau cái chết của Sinwar, thực tế đã chứng minh điều ngược lại - tình trạng leo thang gần đây của các cuộc tấn công cho thấy bạo lực đang gia tăng, thay vì lắng xuống.

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới
Quốc tế

El Salvador muốn mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân bằng luật mới

Trong bước đi táo bạo hướng tới đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Hội đồng lập pháp (Quốc hội) El Salvador đã thông qua Luật Năng lượng hạt nhân, được đánh giá là dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Luật này đã được thông qua với sự đồng thuận của 57 trong số 60 thành viên Quốc hội, nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Nuevas Ideas của Tổng thống Nayib Bukele. Mục tiêu của luật là điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng hạt nhân, tập trung vào việc sử dụng năng lượng vì mục đích hòa bình.

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương
Quốc tế

Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Trong một động thái mang tính bước ngoặt hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh địa chính trị của châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận nối lại tuần tra tại các khu vực biên giới tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh. Thỏa thuận này đánh dấu một bước đột phá về ngoại giao, khởi đầu cho tiến trình giảm leo thang căng thẳng và cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất thế giới.