UAE dự kiến dùng AI để xây dựng bộ luật mới

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đang có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các bộ luật mới, cũng như đánh giá và sửa đổi các bộ luật hiện hành. 

Kế hoạch này được gọi là “lập pháp do AI hỗ trợ”. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các chính phủ cũng đang cố gắng ứng dụng AI một cách hiệu quả, từ việc tóm tắt các dự luật cho tới cải thiện các dịch vụ công. Tuy nhiên, chưa nơi nào chủ động sử dụng AI để đưa ra đề xuất thay đổi các luật hiện hành.

Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammad bin Rashid Al Maktoum cho biết: “Hệ thống lập pháp mới, với sự hỗ trợ của AI, sẽ thay đổi cách chúng tôi xây dựng pháp luật, giúp quy trình này trở nên nhanh hơn và chính xác hơn”. Tuần trước, nội các UAE đã thông qua việc thành lập một bộ phận mới là Văn phòng Trí tuệ Pháp lý, để giám sát công tác làm luật sử dụng AI.

https-d1e00ek4ebabmscloudfrontnet-production-13758925-15b9-42ab-945b-d5ee3dec7f57jpg.jpg
Photo: Getty Images

Chính phủ UAE đầu tư mạnh vào AI. Từ năm ngoái, nước này thành lập quỹ đầu tư công nghệ MGX, hợp tác với BlackRock và Microsoft để ra mắt một quỹ đầu tư hạ tầng AI trị giá hơn 30 tỷ USD. Hội đồng quản trị của MGX cũng có một chuyên gia về AI.

Ngoài công tác lập pháp, UAE dự kiến cũng sẽ sử dụng AI để theo dõi tác động của các bộ luật tới dân số và nền kinh tế bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các luật chung và luật của các tiểu vương quốc. Cùng với đó là dữ liệu về các lĩnh vực công như phán quyết của tòa án và dịch vụ công.

Ông Sheikh Mohammad cho biết AI sẽ "thường xuyên đề xuất cập nhật pháp luật" và nước này kỳ vọng AI sẽ đẩy nhanh 70% quá trình lập pháp.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, kế hoạch này cũng đối mặt nhiều thách thức và rủi ro, từ việc AI gây khó hiểu cho người sử dụng cho tới những định kiến do dữ liệu đầu vào. Cùng với đó là những hoài nghi về việc liệu AI có diễn giải luật theo cùng cách như con người hay không. Nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, ông Vincent Straub cảnh báo rằng: “Dù các mô hình AI rất ấn tượng, chúng có thể gây ảo giác và tồn tại các vấn đề về khả năng đọc hiểu và mức độ mạnh mẽ”.

Hiện Chính phủ UAE chưa nêu rõ sẽ sử dụng hệ thống AI nào nhưng có thể phải kết hợp nhiều hệ thống với nhau. Dù theo cách nào, việc thiết lập các giới hạn và sự giám sát của con người là điều tối quan trọng.

Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.