Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

Thế giới là "vô chính phủ" hay có trật tự?

Trong ngôn ngữ hàng ngày, trật tự chỉ sự sắp xếp ổn định các thành phần, tổ chức, chức năng hoặc mối quan hệ. Trong nội bộ một quốc gia, người ta nói về một “xã hội có trật tự” và chính phủ của quốc gia đó. Nhưng trong các vấn đề quốc tế, không có chính phủ bao trùm. Trong khi quá trình sắp xếp giữa các quốc gia luôn có thể thay đổi, thế giới, theo một nghĩa nào đó, là “vô chính phủ”.

Tuy nhiên, "vô chính phủ" không đồng nghĩa với hỗn loạn. Đánh giá về trật tự là đánh giá về mức độ và mức độ này có thể thay đổi theo thời gian. Trong nội bộ một quốc gia, một chính thể ổn định có thể tồn tại bất chấp mức độ bạo lực không được quản lý. Xét cho cùng, tội phạm bạo lực có tổ chức và không có tổ chức vẫn là một thực tế ở hầu hết các quốc gia. Nhưng khi bạo lực đạt đến mức vượt ra ngoài tầm kiểm soát hoặc phá vỡ những cấu trúc cơ bản của một quốc gia, nó được coi là dấu hiệu của một "nhà nước thất bại", một nhà nước không có trật tự. Somalia có thể có chung ngôn ngữ và dân tộc, nhưng từ lâu nơi đây đã là nơi diễn ra các cuộc chiến giữa các gia tộc; chính quyền "quốc gia" ở Mogadishu có rất ít thẩm quyền bên ngoài thủ đô.

Nguồn: INT

Nguồn: INT

Nhà xã hội học người Đức Max Weber nổi tiếng với định nghĩa nhà nước hiện đại là một thể chế chính trị độc quyền về việc sử dụng vũ lực hợp pháp. Nhưng hiểu biết của chúng ta về thẩm quyền hợp pháp dựa trên các ý tưởng và chuẩn mực có thể thay đổi. Do đó, một trật tự hợp pháp bắt nguồn từ các phán đoán về sức mạnh của các chuẩn mực, cũng như các mô tả đơn giản về số lượng và bản chất của bạo lực trong một nhà nước.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến trật tự thế giới?

Khi nói đến trật tự thế giới, người ta thường đo lường những thay đổi trong việc phân bổ quyền lực và tài nguyên giữa các quốc gia, cũng như việc các quốc gia tuân thủ các chuẩn mực được thiết lập và thừa nhận. Trật tự này cũng có thể được đo lường dựa trên tần suất và cường độ của xung đột bạo lực.

Tính ổn định trong phân bổ quyền lực giữa các quốc gia thường liên quan đến các cuộc chiến tranh làm rõ sự cân bằng quyền lực được nhận thức. Nhưng quan điểm về tính hợp pháp của chiến tranh đã phát triển theo thời gian. Ví dụ, ở châu Âu thế kỷ XVIII, khi Vua Frederick Đại đế của Phổ muốn chiếm tỉnh Silesia từ nước Áo láng giềng, ông chỉ đơn giản là chiếm lấy nó. Nhưng sau Thế chiến II, các quốc gia đã thành lập Liên Hợp Quốc. Cơ quan này, cùng với Hiến chương của mình đã định nghĩa mọi cuộc chiến tranh (trừ chiến tranh tự vệ) đều bất hợp hợp pháp, trừ phi được Hội đồng Bảo an cho phép.

Trong khi các quốc gia có thể nộp đơn khiếu nại lên các tòa án quốc tế, các tòa án này không có năng lực thực thi các quyết định của họ. Tương tự như vậy, trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể cho phép các quốc gia thực thi an ninh tập thể, thì họ hiếm khi làm như vậy. Năm thành viên thường trực (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Hoa Kỳ) đều có quyền phủ quyết, và họ không muốn mạo hiểm một cuộc chiến tranh lớn. Quyền phủ quyết hoạt động giống như một cầu chì hoặc một cầu dao trong hệ thống điện: thà tắt đèn còn hơn để ngôi nhà bị cháy, họ sẽ có biện pháp phòng ngừa trước khi hậu quả xảy ra.

Hơn nữa, trật tự thế giới có thể trở nên mạnh hơn hoặc yếu hơn do những thay đổi về công nghệ làm thay đổi sự phân bổ sức mạnh quân sự và kinh tế; những thay đổi về xã hội và chính trị trong nước làm thay đổi chính sách đối ngoại của một cường quốc; hoặc các lực lượng xuyên quốc gia như tư tưởng hoặc phong trào cách mạng, có thể lan rộng ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và làm thay đổi nhận thức của công chúng về tính hợp pháp của trật tự hiện hành.

Ví dụ, sau Hòa ước Westphalia năm 1648, chấm dứt các cuộc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu, nguyên tắc về chủ quyền quốc gia đã được ghi nhận như một chuẩn mực của trật tự thế giới. Nhưng ngoài những thay đổi về nguyên tắc hợp pháp còn có những thay đổi về phân bổ nguồn lực quyền lực. Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Hoa Kỳ đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho phép nước này quyết định kết quả của cuộc chiến bằng cách can thiệp quân sự. Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã cố gắng thay đổi trật tự chuẩn mực với sự ra đời của Hội Quốc Liên, nhưng chính trị trong nước của Hoa Kỳ đã đẩy đất nước theo hướng cô lập, cho phép các cường quốc phe Trục cố gắng áp đặt trật tự của riêng họ vào những năm 1930.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ chiếm một nửa nền kinh tế thế giới, nhưng sức mạnh quân sự của nước này được Liên Xô cân bằng, và quyền lực chuẩn mực của Liên Hợp Quốc thì yếu. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Hoa Kỳ đã tận hưởng một "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi, chỉ để mở rộng quá mức ở Trung Đông, trong khi dung túng sự quản lý tài chính yếu kém, được đẩy lên đỉnh điểm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhận thấy Hoa Kỳ đang suy yếu, các cường quốc khác là Nga và Trung Quốc đã thay đổi chính sách của riêng họ. Trong khi đó, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đã cho phép nước này thu hẹp khoảng cách quyền lực với Hoa Kỳ.

Thế giới đang ở bước ngoặt lịch sử?

So với Trung Quốc, sức mạnh của Mỹ đã suy giảm; nhưng thị phần của nước này trong nền kinh tế thế giới vẫn ở mức khoảng 25%, chiếm một phần tư thế giới. Chừng nào Hoa Kỳ còn duy trì liên minh chặt chẽ với Nhật Bản và châu Âu, chừng đó, phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo còn đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế thế giới, so với chỉ 20% của Trung Quốc và Nga.

Tuy nhiên, câu hỏi hiện nay là: Liệu nước Mỹ dưới thời Chính quyền Tổng thống Donald Trump có duy trì được nguồn sức mạnh liên tục độc đáo này của nước Mỹ hay không khi họ ngày càng xa rời các đồng minh của mình; và liệu nhà ngoại giao Kaja Kallas có đúng khi nói rằng chúng ta đang ở một bước ngoặt lịch sử?

Những năm 1945, 1991 và 2008 cũng là những bước ngoặt. Nếu các nhà sử học tương lai thêm năm 2025 vào danh sách các bước ngoặt của tiến trình thay đổi trật tự thế giới, thì đó sẽ là kết quả của những chính sách của chính Hoa Kỳ - sự thay đổi do Hoa Kỳ tự gây ra - chứ không phải bất kỳ sự phát triển khách quan nào không thể tránh khỏi.


* Ông Joseph S. Nye, Jr. là giáo sư danh dự tại Đại học Harvard và cựu Hiệu trưởng Trường Harvard Kennedy, là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Đạo đức có quan trọng không? Các đời tổng thống và chính sách đối ngoại từ thời Franklin Roosevelt đến Donald Trump), Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2020 và cuốn hồi ký A Life in the American Century (Một cuộc đời trong thế kỷ Mỹ), Nhà xuất bản Polity, 2024.

Việt Nam và các nước

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.