Thông tư 30:

Bỏ thi tuyển lớp 6: Phụ huynh lo "không công bằng", nhà trường lo "khó đánh giá năng lực học sinh"

Với quy định bỏ thi tuyển vào lớp 6 theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT, nhiều phụ huynh hoang mang lo con không đủ điều kiện vào trường tốt vì hồ sơ không đẹp, không nhiều thành tích; còn nhà trường thì lo học bạ khó đánh giá được năng lực học sinh. 

Phụ huynh: Cho các con cạnh tranh công bằng

Có con năm nay thi vào lớp 6, chị Hoàng Thị Thảo (37 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, gia đình đã đầu tư một số tiền lớn để con học thêm trước kỳ thi. Quy định cấm thi vào lớp 6 dưới mọi hình thức, áp dụng với tất cả các trường công lập và tư thục khá đột ngột, khiến kế hoạch của nhiều trường học và gia đình bị đảo lộn.

“Hàng tháng, số tiền học thêm của con tôi là 4 triệu đồng, chưa tính phí học tăng cường đủ các môn tại trường. So với bạn đồng trang lứa, con tôi thuộc nhóm học thêm ít bởi chỉ đặt mục tiêu vào trường thường. Nhiều gia đình đăng ký cho con học trường chất lượng cao, phí học thêm còn đắt đỏ hơn nữa”, Chị Thảo nói.

lou-2709.jpg
Phụ huynh ngóng chờ con hoàn thành bài thi vào lớp 6 Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chị Nguyễn Thanh Mai (35 tuổi, quận Trung Hòa, Cầu Giấy) băn khoăn, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định cấm tổ chức thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức để giảm áp lực cho học sinh.

Tuy nhiên các trường chất lượng cao luôn nhận được lượng hồ sơ đăng ký cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu không cho thi tuyển, đâu là tiêu chí để các trường lựa chọn giữa hàng ngàn học bạ toàn điểm 9, điểm 10.

Bên cạnh đó, điểm học bạ chưa thể đã đánh giá đúng năng lực của học sinh. Nếu áp dụng phương thức xét tuyển thì áp lực đó không hề giảm đi, bởi ngoài việc học, các em còn phải tham gia nhiều cuộc thi từ văn hóa đến văn nghệ, thể thao với mục đích lấy điểm ưu tiên, làm đẹp học bạ.

“Hiện nay có vô vàn học bạ đạt điểm tuyệt đối, đạt thành tích cao ở các cuộc thi. Nhưng liệu có trường nào khi xét tuyển làm khảo sát và kiểm tra lại tất cả giải thưởng để xác minh tính chân thực? Nguyện vọng của tôi vẫn là tổ chức kỳ thi tuyển sinh, để các con được cạnh tranh công bằng. Cơ hội chia đều cho tất cả thí sinh chứ không chỉ tập trung vào một số đối tượng cụ thể”, Chị Mai quả quyết.

Tương tự, anh Bùi Quốc Tuấn (40 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nêu quan điểm, có chăng việc xét tuyển bằng học bạ đang tạo lợi thế cho con “nhà giàu”? Bởi nếu muốn con vào trường top, phụ huynh phải đầu tư học bạ từ năm lớp 1.

Ngoài điểm trên lớp, tiêu chí cho một học bạ đẹp còn bao gồm các thành tích, hoạt động ngoại khoá. Mà không phải đối tượng học sinh nào cũng đủ điều kiện để học ca, múa, nhạc, hoạ,.. “Nhiều em gia đình khó khăn, chỉ biết cố gắng học để cạnh tranh cho kỳ thi tuyển thì tỷ lệ đỗ vào các trường tốt có cao như các em sở hữu học bạ ‘khủng’?”, Anh Tuấn thắc mắc.

Nhà trường: Khó đánh giá năng lực học sinh

Cô Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, cho biết: “Hàng năm, trường tổ chức hai đợt khảo sát đánh giá năng lực và thi học bổng để tuyển sinh vào lớp 6. Tuy nhiên, với việc Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 30, nhà trường hiện đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở và Bộ.”

Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh Cô Văn Liên Na (Ảnh: Quốc Việt)

Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh Cô Văn Liên Na (Ảnh: Quốc Việt)

Chia sẻ băn khoăn về hình thức xét tuyển, cô Liên Na nhận định, việc các trường công lập chất lượng cao chỉ tuyển học sinh trên địa bàn thông qua xét tuyển là hợp lý. Nhưng với các trường tư thục, nơi có quyền tuyển học sinh từ nhiều địa phương khác nhau, vấn đề trở nên phức tạp hơn. Lượng hồ sơ xin vào rất lớn, vượt xa chỉ tiêu, gây khó khăn cho nhà trường trong việc giải quyết.

Tại trường Lương Thế Vinh, nếu xét theo tiêu chí học bạ với điểm số tuyệt đối là 100 điểm cho 5 năm tiểu học, số lượng hồ sơ nộp vào có thể lên đến 700, trong khi chỉ tiêu chỉ khoảng 500. Vậy chúng tôi dựa vào đâu để lựa chọn học sinh?

Khi đó, các trường buộc phải bổ sung thêm tiêu chí như giải thưởng hay huy chương. Nhưng những tiêu chí này đôi khi không phản ánh đúng thực lực học sinh.
Cô Na cũng cho biết, cách đây 10 năm, giai đoạn từ 2015 đến 2018, Bộ GD-ĐT đã chủ trương không tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Trong quá trình thực hiện xét tuyển vào lớp 6 nhiều trường nhận ra các vấn đề bất cập từ và kiến nghị lên Bộ, sau đó được cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực từ 2018 đến 2024.

Theo khảo sát, đánh giá của nhà trường, việc thi tuyển cũng được sự đồng lòng ủng hộ từ phía phụ huynh. Thông qua thi tuyển họ đánh giá được năng lực học của con mình như thế nào.

Tất nhiên có thi tuyển thì phải có ôn luyện, đổi lại nếu xét tuyển thì phụ huynh cũng phải lo lắng chuẩn bị hồ sơ, học bạ đẹp cho con ngay từ lớp 1. Không những vậy còn phải quan tâm thêm rất nhiều tiêu chí phụ, ví dụ tham dự các cuộc thi văn hóa như Violympic, Trạng nguyên... Hoặc những cuộc thi do các tổ chức không chính thống tạo ra mà không có giá trị để cho vào hồ sơ học sinh.

Cô Liên Na vẫn nhớ có những năm xét tuyển hồ sơ mà các con học sinh đem ra cả một bàn huy chương, thành tích. Có em đạt Huy chương Vàng hát nhưng thực chất chỉ tham gia đồng ca. Việc xét tuyển như vậy khiến phụ huynh cho con tham gia mọi kỳ thi để lấy thành tích, tạo áp lực nặng nề và kéo theo nhiều hệ lụy.

Với số lượng thành tích như vậy thì thời gian các con bỏ ra để vừa học vừa "săn" huy chương quả thật rất vất vả và áp lực. Trong khi đó, có những học sinh đạt điểm cao trong bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào, dù học bạ không hoàn hảo, nhưng lại thể hiện được tiềm năng thực sự. Nếu chỉ xét tuyển học bạ, các em này sẽ bị loại.

Cô Na đề xuất: “Tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT đưa ra những quy định đặc biệt đối với các trường có lượng thí sinh đăng ký đầu vào vượt quá xa so với chỉ tiêu".

Năm học 2024-2025, Hà Nội có nhiều trường tổ chức các kỳ thi, kiểm tra để tuyển sinh lớp 6, đa số là các trường chất lượng cao, trường tư và trường trực thuộc đại học như: THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, THCS Nam Từ Liêm, THCS Thanh Xuân, THCS Cầu Giấy, THCS Lê Lợi, Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh...

Hiện tại các trường trước đây tổ chức thi tuyển sinh lớp 6 đã cho tạm dừng đăng ký dự thi và chờ đợi hướng dẫn, chỉ đạo từ Sở và Bộ GD-ĐT.

Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua
Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua

Rộn ràng không khí Tết ở các trường học là một trong những điểm nhấn giáo dục tuần qua. Bên cạnh đó một số trường đại học đã thông tin về đề án tuyển sinh năm 2025. Vụ việc ngộ độc thuốc chuột tập thể tại Tuyên Quang đang được xã hội rất quan tâm...

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực
Giáo dục

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo, trước yêu cầu xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hiện đại, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, suy thoái tài nguyên, môi trường càng đặt lên vai của Trường Đại học Lâm nghiệp sứ mệnh cao cả và ý chí quyết tâm đổi mới.

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình
Xã hội

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc.