Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quản trị quốc gia gắn với tri thức

Chúng tôi gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhân sĩ, trí thức; các doanh nhân, các hợp nhân (lãnh đạo hợp tác xã) nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức Việt Nam - Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia; Liên hiệp Hợp tác xã phát triển kinh tế tri thức Việt Nam; Liên hiệp Hợp tác xã Liên minh Kinh tế Quốc gia; Sàn văn hóa Học Đọc Việt Nam – Hocdoc.vn; Viện Khoa học giáo dục và môi trường… có nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu, so sánh sự phát triển văn minh, văn hóa phương Tây cùng với nền văn minh, văn hóa phương Đông để tập hợp tri thức của nhân loại, đúc kết một số vấn đề thực tiễn đóng góp một phần nhỏ bé tri thức vào con đường tương lai, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong con đường tương lai, chúng ta lấy bốn trụ cột trung tâm cho một quốc gia, dân tộc gồm: Chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Trụ cột chính trị lấy đảng viên, người lãnh đạo làm trung tâm; trụ cột văn hóa lấy gia đình, dòng họ, làng xã làm trung tâm; trụ cột kinh tế lấy mô hình liên minh kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp, viện nghiên cứu khoa học làm trung tâm; trụ cột xã hội lấy con người làm trung tâm. Các trụ cột của quốc gia đều lấy tri thức làm nền tảng.

y2.jpg
Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn, cùng nhóm tri thức tham dự Hội thảo Dự án sách Con đường tương lai và Thuật bút Xuân Cầu

Trụ cột chính trị gắn với tri thức là một kỷ nguyên về nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Chúng ta bắt đầu kỷ nguyên mới bằng những "tế bào" các lãnh đạo có tri thức vận hành tiến tới nền quản trị quốc gia thông minh bằng dùng ứng dụng thông minh quản trị đến tận "tế bào" quốc gia là người dân, gia đình, dòng tộc, tổ chức, hội đoàn… hiệu quả gắn liền với việc bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, giúp tăng cường sự tham gia tư vấn, phản biện của người dân trong hoạch định và thực hiện chính sách, pháp luật, tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp.

Quản trị quốc gia thông minh gắn với tri thức lấy “quản trị địa phương làm tế bào”, tận dụng những lợi thế của địa phương, đặt quản trị địa phương trong tổng thể quản trị quốc gia. Quản trị quốc gia thông minh là bước đột phá trong huy động, sử dụng nguồn lực còn rất tiềm tàng của đất nước để phát triển tăng tốc trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Như vậy, quản trị quốc gia ứng dụng công nghệ là nhiệm vụ then chốt gắn liền với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Cùng với Nhà nước, sự tham gia của xã hội mà từ tế bào là người dân, gia đình, dòng họ, doanh nghiệp, hợp tác xã, các thành phần kinh tế, các tổ chức, các hội đoàn, tổ chức xã hội… vào quá trình hoạch định chính sách, thực hiện chính sách phát triển có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản trị quốc gia thông minh. Tri thức chỉ số để đánh giá chất lượng quản trị quốc gia lên các nền tảng công nghệ để vai trò, tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình kết nối với sự ổn định về chính trị và xã hội tạo ra hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Thông tin trong bài viết được lấy từ Cuốn sách “Con đường tương lai” được tập hợp kiến thức từ hàng nghìn nhà khoa học, nhân sĩ tri thức; tập hợp kinh nghiệm của hàng nghìn doanh nhân, hợp nhân… Cuốn sách được chi tiết hóa toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội từ năm 2019 – 2024. Dự kiến xuất bản năm 2025.

Kỷ nguyên mới hướng tới phương thức vận hành, quản lý xã hội bằng thể chế, luật lệ, cơ chế, quy trình, trên cơ sở sự tương tác, phối hợp dân chủ giữa các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích của các chủ thể hài hòa các bên nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực quốc gia theo phương thức Nhà nước và các chủ thể ngoài Nhà nước cùng tham gia quyết định và thực hiện các quyết sách, mục tiêu để giải quyết các vấn đề của quốc gia hiệu quả.

Trong bối cảnh thế giới biến đổi khôn lường liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh dẫn đến khủng hoảng về kinh tế, tài chính đang đặt ra những thách thức, yêu cầu cao hơn đối với năng lực quản trị xã hội. Quản trị xã hội thông minh có khả năng dự báo, đưa ra các giải pháp để giảm thiểu những rủi ro, kịp thời đưa ra các phương án ứng phó với biến động, khủng hoảng một cách nhanh nhất, tốt nhất, tìm các giải pháp nhận diện điểm nghẽn để giải quyết, những rào cản đang có nguy cơ, hoặc sẽ có nguy cơ làm cản trở phát triển, để tạo ra động lực phát triển xã hội bền vững.

Kỷ nguyên về tinh thần đoàn kết

Kỷ nguyên về tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường, khát vọng sáng tạo và cống hiến của toàn dân, của con người Việt Nam. Kỷ nguyên đột phá trong kiến tạo kỷ nguyên mới là đột phá về tư tưởng, tư duy, nhận thức. Dân tộc Việt Nam phải vươn lên mãnh liệt, phấn đấu thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược, tạo sự phát triển vượt bậc ở một tầm cao mới, trình độ mới, chất lượng mới. Vì vậy, mỗi người dân ai ai cũng phải có trách nhiệm phải cố gắng lên, tất cả mọi người cố hết sức, tận nhân lực. Tất cả phải ráng hết sức làm, thì lúc đó vận mệnh mỗi con người thay đổi hòa vào vận nước thay đổi. Trách nhiệm của toàn dân phải có một tinh thần hợp tác cầu thị để cùng nhau đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, để tìm ra con đường riêng cho dân tộc, con đường tiến cho cả một dân tộc; chứ không phải là chỉ trích, chê bai, thiếu xây dựng; hoặc là một thái độ khác là thờ ơ, cầu an.

Mỗi con người cần có trách nhiệm với Nhân dân, với đất nước. Chúng ta cần nhanh chóng thành lập các hội đồng như “Hội nghị Diên Hồng” tập hợp tất cả chuyên gia, nhà khoa học, trí thức với nhiệt huyết, đam mê, dũng cảm, dấn thân cùng với tài năng, đạo đức… ở trong và ngoài nước, sử dụng ứng dụng công nghệ trực tuyến nhận đề xuất những sáng kiến, những giải pháp, những việc cần và có thể làm bằng hình thức trực tuyến nhằm khơi dậy, tập hợp và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tâm, trí, tài, lực của đồng bào ở trong và ngoài nước, nắm bắt được các cơ hội trong bối cảnh tình hình thế giới mới, để đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bứt phá vươn lên, vượt qua các khó khăn, thách thức, nguy cơ hiện nay, bước vào một kỷ nguyên mới phát triển nhanh chóng, toàn diện, hùng cường, bền vững.

Liên minh kinh tế tri thức gắn với “ba nhà”

Nhà nước là vai trò chủ thể đặc biệt quan trọng trong quản trị quốc gia thiết lập định hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kiến tạo thể chế, môi trường, tổ chức không gian trong quản lý và phát triển nền kinh tế quốc gia bền vững. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bền vững thì quản trị quốc gia giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, các thành phần kinh tế và người dân thông qua việc xác định vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.

Chúng tôi nghiên cứu mô hình liên minh kinh tế tri thức gắn với ứng dụng công nghệ dựa trên “thế chân kiềng”: Nhà dân - Nhà nghiên cứu - Nhà đầu tư. Trong đó, “Nhà dân” là mô hình Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã áp dụng mô hình kinh tế tập thể tận dụng mọi nguồn lực của sức dân sở hữu đất đai, kinh nghiệm thực tế, tư liệu sản xuất, lực lượng lao động; “Nhà nghiên cứu” là các viện nghiên cứu có các nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu các dự án, bằng sáng chế, sáng kiến, kinh nghiệm thực tế thực thi các dự án; “Nhà đầu tư” là các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư kinh phí, mối quan hệ sản xuất, tư liệu sản xuất.

Mô hình liên minh kinh tế tri thức gắn với “ba nhà”, gắn với ứng dụng công nghệ được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bền vững với các mũi nhọn chiến lược: “Tri thức hóa” nông nghiệp, nông dân, nông thôn; “Tri thức hóa” phát triển du lịch bền vững; “Tri thức hóa” công nghiệp, thương mại; “Tri thức hóa” nền kinh tế là áp dụng các nguyên lý về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế sạch, kinh tế chia sẻ, kinh tế chuyển đổi số, kinh tế chuyển đổi xanh, ứng dụng công nghệ trong kinh tế, thương mại điện tử số trong kinh tế… hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững.

Xã hội

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"
Đời sống

Khâm phục nghị lực của chàng kỹ sư "không tay"

Với tấm bằng kỹ sư, tương lai của Sỹ đang rộng mở. Thế nhưng vụ tai nạn nghiệt ngã đã cướp đi đôi tay của anh. Cú sốc lớn tưởng chừng sẽ hạ gục chàng trai trẻ, nhưng bằng nghị lực phi thường, anh đã trở thành tấm gương sáng vượt nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống.

Nguồn cung hàng nông sản dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết
Đời sống

Nguồn cung hàng nông sản dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới
Xã hội

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung trí tuệ, trách nhiệm cho công tác tham gia xây dựng - triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn là nội dung trọng tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn. Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2024 là việc Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, mở ra cơ hội để tổ chức Công đoàn đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Prudential lan tỏa Tết Nhân Ái, tổng kết một năm lan tỏa các tác động tích cực vì cộng đồng
Xã hội

Prudential lan tỏa Tết Nhân Ái, tổng kết một năm lan tỏa các tác động tích cực vì cộng đồng

Trong không khí chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, hưởng ứng chương trình “Tết nhân ái”- Xuân Ất Tỵ 2025”, thông qua Hội Chữ thập đỏ Trung Ương và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tĩnh, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) trao tặng 200 phần quà Tết bao gồm gạo và nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vui Xuân - đón Tết. Chương trình cũng sẽ tiếp tục “lan tỏa yêu thương” tới các hộ dân tại 4 tỉnh gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái và An Giang với tổng giá trị chương trình 700 triệu đồng, tương đương với hơn 900 phần quà Tết.

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Cán bộ NHCSXH Cẩm Khê đồng hành với các hộ vay
Xã hội

Đổi thay ở Cẩm Khê, Phú Thọ

Quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại diện mạo mới cho Cẩm Khê, huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ; trong đó, không thể không nhắc đến nguồn vốn tín dụng chính sách, với vai trò là công cụ trụ cột trong giảm nghèo và là đòn bẩy giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống.

Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo.
Đời sống

Gia Lai tập trung nguồn lực giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh Gia Lai là 595.496 triệu đồng đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.