Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội hối thúc cơ quan thực thi pháp luật

Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 3 thông điệp lớn gắn với 3 chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Bày tỏ ấn tượng với thông điệp của Chủ tịch Quốc hội về tổ chức thực thi pháp luật, TS. TRẦN HỮU HIỆP, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh, đây vừa là yêu cầu vừa là sự hối thúc với các cơ quan thực thi pháp luật nhằm bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh giám sát để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống

- Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV vừa bế mạc, thực hiện thành công toàn bộ chương trình đề ra. Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp, từ việc đánh giá những kết quả nổi bật của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra một số thông điệp quan trọng. Ông có suy nghĩ gì về những thông điệp này? 

Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội hối thúc cơ quan thực thi pháp luật -1
TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế

- Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đã đưa ra 3 thông điệp lớn gắn với 3 chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. 

Tôi đặc biệt chú ý thông điệp của Chủ tịch Quốc hội về việc để các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Năm sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức hội nghị toàn quốc để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này trong quý III.2023, đồng thời sẽ rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Nội dung này cũng sẽ trở thành hoạt động định kỳ sau mỗi kỳ họp của Quốc hội trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội đã nêu rất rõ ràng, cụ thể một số yêu cầu quan trọng đối với quá trình triển khai thực hiện pháp luật thời gian tới. Đây vừa là yêu cầu vừa là sự hối thúc với các cơ quan thực thi pháp luật. Cử tri, người dân cũng sẽ rất kỳ vọng với sự chuyển động trong thực tiễn, qua đó bảo đảm pháp luật sẽ được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

- Với những nhiệm vụ và hành động cụ thể được Chủ tịch Quốc hội chỉ ra để thực hiện yêu cầu yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, ông kỳ vọng thế nào về những thay đổi trong thời gian tới?

- Công tác lập pháp là một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội. Nhưng cùng với công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế thì việc thực thi, đưa các đạo luật vào cuộc sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ thông điệp của Chủ tịch Quốc hội đặt ra yêu cầu, thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan cần đẩy mạnh giám sát việc triển khai thi hành, để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đồng thời, giám sát để công tác ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành bám sát tinh thần của luật, pháp lệnh, không được cài cắm lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực. 

Thực tế, vừa qua, đã có những ý kiến đặt ra về tình khi ngành nào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì thường đứng trên lợi ích quản lý của ngành đó. Như vậy, thực hiện yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội về việc kiểm soát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật sẽ bảo đảm "pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả". 

Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội hối thúc cơ quan thực thi pháp luật -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Năm Ảnh: Lâm Hiển

Tôn trọng các quy luật của thị trường

- Ông đánh giá như thế nào về các dự luật được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội lần này? 

Điểm nổi bật đầu tiên là tại các luật được thông qua hay dự án luật được cho ý kiến đều thể hiện quan điểm tiếp cận thị trường, tôn trọng các quy luật của thị trường. Đây là cách tiếp cận rất đúng đắn. Điểm nổi bật thứ hai là gắn được với thực tiễn, những điểm đang vướng mắc, khó khăn đều được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội để cho ý kiến, đánh giá kỹ lưỡng. Ví dụ, về đất đai thì những điểm nghẽn như tài chính đất đai, định giá đất, thu hồi, bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng… đã được Quốc hội thảo luận rất kỹ, rất sâu, nhiều ý kiến đa chiều. Điểm nổi bật thứ ba là yếu tố pháp quyền và tính kỹ trị được nêu cao từ những báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, đến các phát biểu của đại biểu Quốc hội về từng dự án luật. Ba điểm sáng này rất đáng ghi nhận. Với các dự án Luật mới trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu thì tới đây, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện phải kiên trì giữ các nguyên tắc này, lấy lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Những quyết sách rất quan trọng đã được Quốc hội thông qua, nhưng quan trọng hơn nữa là tới đây, các quyết sách này sẽ được thực thi như thế nào bởi xét đến cùng, Quốc hội cũng không thể làm hộ, làm thay cơ quan thực thi chính sách, pháp luật, thưa ông?

- Quốc hội đã có những quyết đáp rất đúng và trúng, nhanh chóng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Vấn đề hiện nay là ngay sau Kỳ họp phải khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, phải khắc phục cho được tình trạng “quyết sách đúng - trúng - kịp thời, nhưng triển khai chậm - kém hiệu quả”. Khâu thực thi có vai trò quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của chính sách, pháp luật. Do đó, tôi quan tâm đến công tác tổ chức thực thi, sự vận hành của cả bộ máy để rút ngắn được khoảng cách, giảm bớt độ trễ của chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Có như vậy, những quyết sách của Quốc hội, các nguồn lực đã được Quốc hội phân bổ tại kỳ họp này mới được sử dụng hiệu quả. Trong phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đã đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu này. 

Thời gian tới, theo tôi, cần xây dựng các tiêu chí để hình thành bộ khung tiêu chí, công cụ để giám sát hiệu quả việc thực thi chính sách, pháp luật, thậm chí, cần xây dựng bộ tiêu chí giám sát rõ ràng cho từng lĩnh vực. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch để toàn dân giám sát, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, của người dân để bảo đảm việc thực thi chính sách, pháp luật không bị chậm trễ. Muốn vậy, phải quan tâm đến cơ chế cung cấp thông tin. 

­- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Joseph Mari Hồ Huệ Bá - giáo dân tiêu biểu "Kính Chúa yêu nước"
Quốc hội và Cử tri

Joseph Mari Hồ Huệ Bá - giáo dân tiêu biểu "Kính Chúa yêu nước"

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Từng là người giúp việc cho Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Trưởng Ban trù bị Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận, tôi có may mắn được tiếp xúc và làm việc với Joseph Mari Hồ Huệ Bá một số lần. Ấn tượng sâu sắc mà Cụ để lại trong tôi qua những lần tiếp xúc đó là tuy tuổi cao ngoài 80, sức yếu, song Cụ cực kỳ minh mẫn, trí nhớ vẫn tuyệt vời và cách diễn đạt ý tưởng ngắn, gọn, khúc triết, thu hút sự chú ý của người nghe.

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế
Quốc hội và Cử tri

Mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế như quy định về nguyên tắc khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tính thuế, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.