Bầu cử Quốc hội Anh

Thách thức lớn đối với đảng cầm quyền

Hôm nay, 4.7, Vương quốc Anh bắt đầu bước vào cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sau gần 5 năm. Khi cử tri đi bầu 650 nhà lập pháp vào Hạ viện, bối cảnh chính trị hiện tại đang thách thức 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ.

Nhiều chính đảng tham gia

Theo truyền thống, đảng Bảo Thủ và Công đảng là hai đảng thống trị nền chính trị xứ sở sương mù. Theo hệ thống bầu cử “first past the post” (người đầu tiên sẽ có vị trí) củaVương quốc Anh, ứng cử viên giành chiến thắng là người nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong một khu vực bầu cử cụ thể. Điều này có nghĩa là không cần phải đạt được đa số tuyệt đối (hơn 50% tổng số phiếu bầu). Hệ thống này thường dẫn đến việc các đảng lớn hơn dễ dàng chiếm ưu thế, trong khi nhiều đảng nhỏ lại gặp khó khăn khi giành ghế trong Hạ viện.

Thách thức lớn đối với đảng cầm quyền ảnh 1
Nguồn: ITN

Tuy nhiên, tham gia cuộc bầu cử lần này không chỉ có mỗi đảng Bảo thủ và Công đảng mà còn có sự góp mặt của đảng Dân chủ tự do, đảng Cải cách Vương quốc Anh, đảng Quốc gia Scotland, đảng Xanh, cùng nhiều đảng khác. Mỗi đảng đều đưa ra cam kết của riêng mình để lôi kéo cử tri. Chẳng hạn, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak hứa hẹn sẽ củng cố nền kinh tế và cắt giảm 17 tỷ bảng Anh tiền thuế mỗi năm, tăng chi tiêu y tế công trên mức lạm phát, tăng chi tiêu quốc phòng lên 2.5% GDP vào năm 2030. Chi phí cho các sáng kiến này sẽ được chi trả bằng cách tiết kiệm từ việc chống trốn thuế và cắt giảm chi tiêu phúc lợi. Đảng Bảo thủ cũng cam kết hạn chế số người nhập cư và đưa một số người tị nạn tới Rwanda.

Trong khi đó, Công đảng dưới sự lãnh đạo của luật sư 61 tuổi Keir Starmer đi theo đường lối trung dung và thực dụng. Lần này, với quyết tâm vượt hơn 205 ghế hiện tại, chiến dịch của Công đảng hứa hẹn thúc đẩy “tạo ra của cải”, khuyến khích đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng của Anh theo chiến lược cơ sở hạ tầng 10 năm. Thành lập một công ty năng lượng sạch thuộc sở hữu nhà nước để tăng cường an ninh năng lượng, được vận hành nhờ tiền thuế đánh vào các gã khổng lồ dầu khí. Ngoài ra, các trường tư cũng bị đánh thuế để trả lương cho hàng nghìn giáo viên mới ở trường công. Đặc biệt, Công đảng còn cam kết sẽ cắt giảm thời gian chờ đợi cao kỷ lục để được khám bệnh ở hệ thống y tế công.

Các đảng khác như Dân chủ tự do của nhà lãnh đạo Ed Davey, 58 tuổi, cam kết cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội đang quá tải của Vương quốc Anh, bao gồm cả việc áp dụng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng miễn phí tại nhà. Đầu tư vào năng lượng tái tạo và cách nhiệt cho các ngôi nhà để tiết kiệm năng lượng. Kiên quyết xử lý các công ty xả nước thải. Hạ độ tuổi bầu cử xuống 15. Và đặc biệt là tái gia nhập thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU).

Đảng Cải cách Vương quốc Anh dưới sự lãnh đạo của ông Nigel Farage, 60 tuổi, lại có quan điểm dân túy. Với lập trường chống nhập cư và hoài nghi châu Âu, ông là người ủng hộ chính của Brexit. Hiện Farage đang thu hút nhiều cử tri đảng Bảo thủ đang vỡ mộng bằng lời hứa cắt giảm nhập cư và tập trung vào “các giá trị của Anh”. 

Đảng Cải cách Vương quốc Anh lại hứa hẹn: đóng băng tất cả “nhập cư không cần thiết”, đồng thời cấm sinh viên quốc tế mang theo người phụ thuộc; rời khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền để những người tị nạn có thể bị trục xuất mà không cần sự can thiệp của các tòa án nhân quyền; loại bỏ các mục tiêu về phát thải ròng bằng 0 để giảm hóa đơn năng lượng.  

Trong khi đó, người đứng đầu đảng Quốc gia Scotland, ông John Swinney cam kết nếu đảng này giành được đa số ghế ở Scotland, ông sẽ cố gắng mở các cuộc đàm phán về độc lập của Scotland với Chính phủ Vương quốc Anh ở London. Ông cũng muốn tái gia nhập lại EU và thị trường chung châu Âu, đồng thời kêu gọi tăng cường tài trợ cho y tế công và lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza.

Đảng Xanh của hai nữ lãnh đạo Carla Denyer và Adrian Ramsay thì kỳ vọng hấp dẫn cử tri bằng những chính sách như loại bỏ dần năng lượng hạt nhân và đưa Vương quốc Anh xuống mức phát thải ròng bằng không vào năm 2040. Đảng cũng cam kết chi 24 tỷ bảng mỗi năm để cách nhiệt các ngôi nhà và 40 tỷ bảng mỗi năm đầu tư vào nền kinh tế xanh. Nguồn tiền trên sẽ được lấy từ thuế carbon, thuế đánh vào giới siêu giàu và thuế thu nhập tăng thêm đối với hàng triệu người thu nhập cao …

Bước lùi thấy trước

Đảng Bảo thủ trung hữu lên nắm quyền trong thời kỳ đầy biến động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giành được chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử tiếp theo. Tuy nhiên, trong thời gian này, nước Anh rơi vào nhiều tình thế khó khăn, từ nền kinh tế trì trệ, dịch vụ công suy giảm đến một loạt vụ bê bối, khiến đảng Bảo thủ trở thành mục tiêu dễ dàng cho các nhà phê bình cánh tả và cánh hữu công kích.

Hiện nay, Công đảng đối lập do ông Keir Starmer lãnh đạo, đang dẫn đầu trong hầu hết các cuộc thăm dò dư luận sau khi tập trung chiến dịch của mình vào một từ duy nhất: thay đổi. Chiến thắng được dự đoán của Công đảng thậm chí còn có thể vang dội hơn hồi năm 1997, khi nhà lãnh đạo Tony Blair lên làm Thủ tướng. Ngược lại, các cuộc khảo sát cho thấy, đảng Bảo thủ phải đối mặt với khả năng mất hơn 200 ghế. Trong Hạ viện gồm 650 ghế, đảng Bảo thủ hiện nắm giữ 344 ghế, Công đảng có 205 ghế, đảng Quốc gia Scotland có 43 ghế, đảng Dân chủ Tự do có 15 ghế và đảng Xanh có 1 ghế.

Có nhiều lý do khiến cho đảng Bảo thủ cầm quyền gặp nhiều khó khăn. Theo Conversation, chiến dịch của Thủ tướng đương nhiệm Rishi Sunak cho tới nay vẫn bị đánh giá là tẻ nhạt, không có gì nổi bật. Bản thân ông cũng không có thành tích ổn định để vận động tranh cử. Ông đã không thực hiện được tất cả 5 cam kết của mình khi nhậm chức. Chính sách đặc trưng của ông về thỏa thuận Rwanda gặp nhiều thách thức pháp lý và chưa có hiệu lực. Ông phải rút lại dự luật cấm hút thuốc mà bản thân đề xuất, khiến cho chiến dịch tranh cử kêu gọi "hành động táo bạo" của nhà lãnh đạo này trở nên sáo rỗng. Chưa hết, lời kêu gọi thực hiện nghĩa vụ quốc gia của ông, trong đó yêu cầu tất cả thanh niên trên 18 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự nếu đảng Bảo thủ thắng cử, vấp phải nhiều chỉ trích.

Hơn nữa, dường như đảng Bảo thủ đã bị mất động lực khi một con số kỷ lục các nghị sĩ đảng này quyết định không ra tranh cử. Lời kêu gọi bầu cử sớm của ông gây ra nhiều ngạc nhiên và khiến bộ máy của đảng bị động trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Đặc biệt, vụ bê bối cá cược hiện nhấn chìm đảng Bảo thủ, phản ánh một đảng thiếu kỷ luật và liêm chính. Nhiều ứng viên của đảng và nhân vật thân cận với Thủ tướng Anh Rishi Sunak đang bị điều tra vì nghi vấn gian lận cá cược, liên quan thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Anh. Ứng cử viên Craig Williams đã bị đảng Bảo thủ loại bỏ sau khi ông này đặt cược về ngày bầu cử, ba ngày trước khi Thủ tướng Sunak công bố điều đó. Thực tế, Ủy ban Giám sát cá cược của Vương quốc Anh đang điều tra tới 5 ứng cử viên đảng Bảo thủ vì hoạt động cá cược đáng ngờ.

Ngoài ra, trong bất kể hoàn cảnh nào, nhiều cử tri đang đổ lỗi cho đảng Bảo thủ về hàng loạt vấn đề mà nước Anh phải đối mặt, từ lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm chạp, hệ thống y tế quá tải, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đến sự cố tràn nước thải, dịch vụ xe lửa không đáng tin cậy, vấn đề tội phạm, và dòng người di cư qua eo biển Anh trên những chiếc thuyền bơm hơi…

Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.