Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Trong bài viết ngày 3.4, trang thông tin Quốc hội cho biết, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan đã có buổi tiếp đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, đang có chuyến thăm chính thức Armenia; Sau đó hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trò chuyện riêng.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin về cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin về cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội

Trong cuộc trò chuyện riêng với người đồng cấp Việt Nam, ông Alen Simonyan đã bày tỏ lòng biết ơn vì lãnh đạo Quốc hội Việt Nam đã “nhận lời mời đến thăm đất nước Armenia của chúng tôi với một thành phần đoàn đại biểu cấp cao như vậy”, cho thấy thịnh tình của Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế, đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam tới Armenia, cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Việt Nam đến hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Chuyến thăm vì thế mang ý nghĩa chính trị sâu rộng, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống với Armenia và mong muốn cùng Armenia củng cố tin cậy chính trị, tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Ảnh bắt tay giữa Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan trên trang web của Quốc hội Armenia

Ảnh bắt tay giữa Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan trên trang web của Quốc hội Armenia

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia về sự đón tiếp nồng hậu, đồng thời cho biết ông rất ấn tượng với cảnh sắc, con người trong chuyến thăm Armenia.

Cuộc trò chuyện riêng được tiếp nối bằng cuộc hội đàm mở rộng của đoàn đại biểu Quốc hội hai nước, trong đó hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự song phương. Hai nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh đến hợp tác liên nghị viện, cũng như thúc đẩy quan hệ giữa các nhóm nghị sĩ hữu nghị tại Quốc hội của mỗi nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cho rằng, hợp tác kinh tế - thương mại giữa giữa Armenia và Việt Nam những năm gần đây đã có bước tăng trưởng tích cực; tuy nhiên, vẫn còn chưa xứng với tiềm năng. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cần triển khai các bước cụ thể để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này. Ngoài ra, hai nước còn nhiều tiềm năng và dư địa để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Kết thúc hội đàm, Chủ tịch Quốc hội hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Cộng hòa Armenia và Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chuyến thăm tạo động lực mới cho quan hệ song phương

Trước đó, trang web của Quốc hội Armenia cũng đưa tin: trong khuôn khổ chuyến thăm, ngày 2.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan đã tham dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia và có những bài phát biểu quan trọng.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin về Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia, với các bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Phó chủ tịch Quốc hội Armenia

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin về Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia, với các bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Phó chủ tịch Quốc hội Armenia

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan trước tiên hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhận định, một trong những thành tựu quan trọng của quan hệ giữa hai nước là kim ngạch thương mại giữa Armenia và Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ông cho rằng, tiềm năng, dư địa hợp tác còn rất lớn, cần được thúc đẩy, khai thác mạnh mẽ với quy mô lớn hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực thực phẩm, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghệ cao… Theo ông, hai nước có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu rượu, trái cây tươi, các loại nông sản và sản phẩm khác, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác. Ông cho rằng, cuộc tọa đàm sẽ là cơ hội để hai bên cùng trao đổi, thảo luận các biện pháp nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả trong thời gian tới.

Ông Hakob Arshakyan cũng vui mừng nhấn mạnh rằng trong những năm Liên Xô, cũng như sau khi Armenia giành độc lập, hai nước đã xây dựng được những kinh nghiệm hợp tác phong phú, có những truyền thống hợp tác lâu đời trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học cần được gìn giữ và phát triển hơn nữa.

"Hàng ngàn sinh viên Việt Nam đã học tại các trường đại học Armenia, hai nước đã có sự hợp tác tích cực trong lĩnh vực giáo dục và khoa học. Về vấn đề này, cần nhấn mạnh thêm rằng, mối quan hệ hợp tác giáo dục hiệu quả này có được nhờ tình cảm nồng ấm giữa nhân dân chúng ta và tất nhiên, yếu tố này cũng có thể đóng vai trò là cơ sở rất tốt cho phát triển quan hệ kinh tế", Phó Chủ tịch Hakob Arshakyan lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh việc thành lập diễn đàn đối thoại doanh nghiệp thông qua sáng kiến ​​này và bày tỏ tin tưởng rằng phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ ở cấp nhà nước cũng như góp phần thúc đẩy quan hệ giữa người dân với người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chuyến thăm cấp cao lần này của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển quan hệ kinh tế, giáo dục, văn hóa và chính trị giữa Armenia và Việt Nam. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nhắc đến chuyến thăm gần đây của đoàn đại biểu do Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan dẫn đầu tới Việt Nam và bày tỏ tin tưởng rằng các chuyến thăm cấp cao sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nhà nước và nhân dân.

Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng đã có bài phát biểu chào mừng tại buổi tọa đàm, khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác giữa các doanh nghiệp và triển khai các sáng kiến ​​mới. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý rằng mối quan hệ giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác ở một số lĩnh vực, đồng thời cho rằng, Armenia có thể là cầu nối giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), đặc biệt thông qua cơ chế hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU mà hai bên đã ký kết.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của các thành viên Chính phủ Armenia, đại diện Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, cùng các doanh nhân từ cả hai nước. Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về triển vọng thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia và thực hiện các sáng kiến ​​mới.

Trước đó, trang web cũng đưa tin: Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan, đoàn đại biểu do Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đã đến Armenia ngày 1.4. Các vị khách quý được Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Hakob Arshakyan và Trưởng nhóm hữu nghị Armenia-Việt Nam của Quốc hội Cộng hòa Armenia Hasmik Hakobyan chào đón tại Sân bay quốc tế Zvartnots.

Việt Nam và các nước

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN
Quốc tế

Đông Timor trước ngưỡng cửa ASEAN

Năm 2025 có thể đánh dấu một bước mở rộng quan trọng của ASEAN với việc đón nhận Đông Timor trở thành thành viên mới. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn, sự gia nhập của Đông Timor có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên nếu tận dụng tốt mối quan hệ đối tác, biến những thách thức địa chính trị thành tăng trưởng kinh tế và chính trị.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nguồn: Reuters
Quốc tế

Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ
Quốc tế

Đặt trọng tâm tăng trưởng chất lượng cao trên cơ sở đổi mới công nghệ

Trung Quốc vừa bước vào kỳ họp chính trị lớn nhất trong năm, được gọi là "lưỡng hội". Chỉ ra nội dung cụ thể của các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sẽ là trọng tâm chính của Lưỡng hội năm nay. Để giải quyết những thách thức trong nước và những biến động do bên ngoài mang lại, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh vào việc đạt được tăng trưởng chất lượng cao nhờ thúc đẩy nhu cầu trong nước và đổi mới công nghệ.

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon
Việt Nam và các nước

Đông Nam Á và bài toán áp dụng thuế carbon

Biến đổi khí hậu không phải là hiện tượng mới ở Đông Nam Á, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, các chuyên gia nhận định, thuế carbon được xem là giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng của Đông Nam Á.

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045
Việt Nam và các nước

AFF 2025 là 'kho' ý tưởng tham khảo có giá trị cho Tầm nhìn Cộng đồng 2045

ASEAN nên duy trì các nguyên tắc nền tảng của mình, thúc đẩy sự đoàn kết, khả năng phục hồi và vai trò trung tâm, đồng thời tăng cường hội nhập để đối phó với những bất ổn toàn cầu và làm chủ các công nghệ mới nổi. Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025 vừa diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 25-26.2. Lần thứ hai được Việt Nam tổ chức, AFF tiếp tục củng cố "thương hiệu" của mình như một điểm gặp gỡ cho các cuộc thảo luận sôi nổi về tương lai ASEAN.

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức
Việt Nam và các nước

AFF 2025: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường sự linh hoạt ứng phó với thách thức

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường tính linh hoạt; củng cố vai trò trung tâm của mình trong giải quyết hiệu quả các thách thức trong bối cảnh hiện tại. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất và thứ 2 của Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội ngày 26.2.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN

Với chủ đề “Xây dựng một ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong một thế giới biến động”, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) đóng vai trò là nền tảng quan trọng thúc đẩy các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 26.2.2025. Đây là sự kiện đa phương “kênh 1.5” quy mô lớn do Việt Nam khởi xướng và tổ chức, được đánh giá là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, vì người dân ASEAN, hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới
Việt Nam và các nước

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Washington, Mỹ để tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Donald Trump. Thương mại, thuế quan cũng như nhiều nội dung quan trọng về quan hệ song phương trong giai đoạn mới sẽ là trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai
Việt Nam và các nước

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai

Tròn 30 năm trước, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ, một cột mốc trọng đại khép lại quá khứ chiến tranh, đưa mối quan hệ từ cựu thù trở thành Đối tác Toàn diện và giờ đây là Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhân dịp đầu Xuân, ông Nguyễn Quốc Cường - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 30 năm qua cũng như tiềm năng và dư địa mà hai nước có thể thúc đẩy trong tương lai.