Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.

Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Mỹ và là nền dân chủ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Là một quốc gia dân chủ, bầu cử vốn là nghi thức dân chủ và là thủ tục bắt buộc thường được tổ chức 5 năm một lần. Trong cuộc siêu bầu cử này, xấp xỉ 193 triệu cử tri đã tham gia thực hiện quyền công dân của họ tại 805.000 điểm bỏ phiếu. Có hàng chục triệu người tham gia ngày trọng đại này, gồm cả các nhà tổ chức và giám sát từ cấp trung ương cho tới địa phương.

Một nhân viên chuẩn bị thùng bỏ phiếu trước khi đưa chúng đến các địa điểm bỏ phiếu ở Jakarta ngày 15.4.2019. Nguồn: Reuters
Một nhân viên chuẩn bị thùng bỏ phiếu trước khi đưa chúng đến các địa điểm bỏ phiếu ở Jakarta ngày 15.4.2019.
Nguồn: Reuters

Sự thay đổi

Các cuộc bầu cử ở Indonesia trước đây được tổ chức riêng rẽ. Luật Bầu cử năm 2008 quy định các cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp được tổ chức cách nhau ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, sau một vụ kiện của Tòa án Hiến pháp năm 2013, Tòa đã quyết định rằng cuộc bầu cử năm 2019 - vốn là cuộc bầu cử lập pháp lần thứ 12 và cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 4 - sẽ được tổ chức đồng thời. Mục đích của việc tổ chức đồng thời là để giảm chi phí liên quan và thúc đẩy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.

Vào ngày 7.4.2017, Ủy ban Bầu cử (KPU), Cơ quan Giám sát Bầu cử (Bawaslu) và Bộ Nội vụ đã tổ chức cuộc họp với Ủy ban Đặc biệt của Hội đồng Đại diện Nhân dân để thảo luận về dự thảo luật liên quan đến cuộc bầu cử năm 2019. Sau đó, ngày 17.4.2019 đã được thống nhất là ngày tổ chức cuộc “siêu bầu cử”.

Theo quy định của Luật Bầu cử mới, việc đề cử các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống đã được hoàn thành vào tháng 9.2018. Thời gian tranh cử được quy định là từ ngày 13.10.2018 đến ngày 13.4.2019. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 22.5 và nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống được quy định vào ngày 20.10.2019.

Cuộc bầu cử phức tạp nhất thế giới

Như vậy là vào ngày 17.4.2019, lần đầu tiên trong lịch sử của nền dân chủ Indonesia, công dân phải bầu các vị trí tổng thống và phó tổng thống cũng như lựa chọn thành viên các cơ quan lập pháp cấp địa phương và trung ương trong cùng một ngày. Do đó, mỗi cử tri được phát 5 lá phiếu với màu sắc khác nhau để bỏ phiếu cho 6 vị trí. Lá phiếu màu vàng để bầu Hạ viện, lá phiếu màu đỏ dành cho Thượng viện, còn lá phiếu màu xanh lam và xanh lá cây lần lượt bỏ cho Hội đồng Đại biểu nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Đại biểu nhân dân cấp huyện. Lá phiếu cuối cùng màu xám, dành cho cả vị trí tổng thống và phó tổng thống.

Vì việc lựa chọn người thích hợp cho những vị trí trên được thực hiện đồng thời và số cử tri khổng lồ, nên khả năng nảy sinh nhiều vấn đề từ quá trình bỏ phiếu cho tới giám sát là điều khó tránh khỏi. Đó là lý do tại sao có thể nói cuộc tổng tuyển cử của Indonesia năm 2019 là cuộc bầu cử phức tạp nhất thế giới.

Trong cuộc bầu cử này, đương kim Tổng thống khi đó là ông Widodo, được gọi là Jokowi, liên danh với giáo sĩ Hồi giáo cao cấp Ma'ruf Amin để tranh cử cùng cặp đôi của cựu tướng Mitchowo Subianto và cựu Phó thống đốc Jakarta Sandiaga Uno cho nhiệm kỳ 5 năm từ 2019 và 2024. Cuộc bầu cử được coi là là một trận tái đấu của cuộc bầu cử năm 2014 khi ông Widodo đã đánh bại Mitchowo.

Trong khi đó, cuộc bầu cử lập pháp, là cuộc bầu cử lần thứ 12 được tổ chức ở Indonesia, đã chứng kiến hơn 240.000 ứng cử viên tranh cử hơn 20.000 ghế trong MPR và các hội đồng địa phương, trong đó có hơn 8.000 người tranh cử Hội đồng Đại diện Nhân dân (DPR - Hạ viện).

Vào ngày 21.5.2019, Ủy ban Bầu cử tuyên bố, ông Jokowi và Amin là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, với hơn 55% số phiếu. Đảng của ông Widodo là PDI-P cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện với 19,33%, tiếp theo là Gerindra với tỷ lệ 12,57%.

Sau cuộc bầu cử, trong số hơn 7 triệu người tham gia phục vụ bầu cử, 569 người đã chết trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu kéo dài. Nhóm vận động của Prabowo tuyên bố những cái chết có liên quan đến hành vi gian lận gây bất lợi cho ông. Ngày 9.5.2019, Ủy ban Bầu cử (KPU) chính thức thông báo, những người thiệt mạng bao gồm 456 nhân viên bầu cử, 91 nhân viên giám sát và 22 cảnh sát.

Vào sáng sớm ngày 22.5.2019, những người ủng hộ Prabowo đã biểu tình ở Jakarta phản đối chiến thắng của ông Jokowi. Cuộc biểu tình đã biến thành một cuộc bạo động khiến 8 người chết và hơn 600 người bị thương.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.