Tăng hiệu quả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai
Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nhằm tránh trùng lặp, tăng hiệu quả thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư các dự án cũng như quản lý quỹ đất công trên địa bàn tỉnh, trong cuộc làm việc mới đây của UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã thống nhất với đề xuất thành lập mới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; đề nghị Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị hoàn thiện báo cáo Đề án mô hình tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.

1.jpg
Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: P. Tùng

Phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc

Từ năm 2022 đến nay, Chính phủ đã giao nhiều dự án bồi thường, GPMB các tuyến đường cao tốc, đường vành đai trên địa bàn cho tỉnh Đồng Nai thực hiện. Các dự án GPMB theo quy định của Luật Đầu tư công được tách thành dự án độc lập, khối lượng công việc từ đó tăng lên rất lớn, yêu cầu đặt ra là phải có một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Căn cứ các quy định pháp luật và chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tháng 9.2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định về thí điểm thành lập Ban Quản lý dự án bồi thường, GPMB và tái định cư tỉnh (Ban Quản lý dự án bồi thường). Đơn vị này được thành lập thí điểm để làm chủ đầu tư các dự án bồi thường, GPMB và hỗ trợ tái định cư được tách ra từ các dự án nhóm A về kết cấu hạ tầng, xã hội và các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Qua 2 năm thí điểm mô hình Ban Quản lý dự án bồi thường đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Sở Nội vụ, việc thành lập Ban Quản lý dự án bồi thường được thực hiện theo các quy định pháp luật. Tại thời điểm thành lập, liên quan đến chức năng thực hiện nhiệm vụ lại không quy định đây là tổ chức phát triển quỹ đất. Do đó, việc xác định chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án bồi thường thực hiện nhiệm vụ trong công tác bồi thường gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện công tác bồi thường được UBND tỉnh giao cụ thể theo từng dự án, quyết định riêng biệt dẫn đến triển khai còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp, xác định trách nhiệm với các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Mặt khác, sau 2 năm hoạt động thí điểm, tổ chức bộ máy của Ban Quản lý dự án bồi thường còn nhiều thiếu hụt. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án bồi thường gồm ban giám đốc và 5 phòng chuyên môn. Trong đó, dự kiến số lượng lãnh đạo gồm 18 người với 6 cấp trưởng và 12 cấp phó. Thế nhưng, hiện nhân sự lãnh đạo chỉ có 4 người, gồm 2 phó giám đốc, 1 trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng. Các nhân sự còn lại được tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị khác nên chưa bảo đảm các tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn, năng lực.

Thống nhất thành lập mới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với các sở, ngành để nghe góp ý đối với dự thảo báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh theo quy định Luật Đất đai.

Theo dự thảo báo cáo của Sở Nội vụ, hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh gồm: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện và Ban Quản lý dự án bồi thường trực thuộc UBND tỉnh. Sở Nội vụ nhận thấy phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc xuất phát từ cơ sở pháp lý, chức năng, nhiệm vụ dẫn đến cơ chế phối hợp, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giữa đơn vị và các địa phương chưa hiệu quả, thông suốt. Vì vậy, việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh là phù hợp quy định hiện hành và yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

Sở Nội vụ đề xuất thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và Ban Quản lý dự án bồi thường. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc UBND tỉnh, cơ cấu tổ chức dự kiến có 5 phòng chuyên môn, do UBND tỉnh quyết định thành lập. Đồng thời, giữ nguyên mô hình Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND cấp huyện và kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. Lộ trình thực hiện trong quý III.2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức thống nhất với đề xuất thành lập mới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; đồng thời, đề nghị Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị hoàn thiện báo cáo Đề án mô hình tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Sở Tài chính phối hợp các đơn vị tham mưu UBND tỉnh các nội dung để hướng dẫn các đơn vị phương án xử lý tài chính, tài sản bàn giao trước khi thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.

Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).