Phong trào thi đua tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Thi đua gắn với nhiệm vụ

Nhận thức vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, NHCSXH Hà Giang đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ mọi hoạt động của đơn vị. Cùng với đó, sự công bằng, minh bạch trong thi đua, khen thưởng đã trở thành động lực mạnh mẽ, để mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động trong Chi nhánh phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Đơn cử, trong phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn giải ngân cho các đối tượng vay vốn thuộc khu vực xây dựng nông thôn mới của tỉnh và đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Kết quả góp phần giúp cho 51/193 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân mỗi xã đạt 12,2 tiêu chí nông thôn mới; 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đồng bào ở Mèo Vạc nói riêng, Hà Giang nói chung luôn được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành, động viên làm kinh tế, thoát nghèo. Ảnh: Đức Kiên

Đồng bào ở Mèo Vạc nói riêng, Hà Giang nói chung luôn được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành, động viên làm kinh tế, thoát nghèo. Ảnh: Đức Kiên

Với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Chi nhánh đã tổ chức phát động phong trào thi đua, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của đội ngũ cán bộ, người lao động trong việc chung tay vì người nghèo. Nhờ đó, 5 năm qua, đoàn viên công đoàn và người lao động trong Chi nhánh đã quyên góp được 6.165,5 triệu đồng đóng góp vào quỹ an sinh xã hội và các quỹ khác để thực hiện hoạt động nhân đạo, xã hội, từ thiện.

Đặc biệt, để thu hẹp “khoảng cách” công nghệ thông tin của người dân trong tỉnh với các tỉnh, thành phố miền xuôi, cũng như thích ứng với nhiệm vụ chuyển đổi số, Chi nhánh đã tập trung triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ số như SmartBanking Mobile, cài đặt sinh trắc học bằng CCCD gắn chip, App Mobile Banking...; ứng dụng công nghệ mới vào quy trình quản lý nội bộ và cung ứng sản phẩm dịch vụ; hiện đại hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi... đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giai đoạn 2020 - 2025, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Hà Giang đã công nhận danh hiệu lao động tiên tiến cho 76 lượt tập thể và 670 lượt cá nhân; khen thưởng các phong trào thi đua cho 649 lượt tập thể và 559 lượt cá nhân.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền luôn được đi trước một bước nhằm hướng dẫn khách hàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Mobile Banking; quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, điều hành linh hoạt công tác kế hoạch nguồn vốn, thực hiện giải ngân đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác...

Giám đốc NHCSXH Hà Giang Lê Tuấn Quang cho biết, bên cạnh các phong trào trên, các phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030"; "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; "Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà"; "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030"... được Chi nhánh hưởng ứng mạnh mẽ, mang lại không khí thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Lan tỏa đến toàn hệ thống chính trị

Không chỉ dừng lại ở việc tham gia tích cực các phong trào do Trung ương, tỉnh và ngành phát động, với phương thức hoạt động đặc thù của mình, NHCSXH Hà Giang còn lan tỏa tinh thần thi đua tới hệ thống chính trị ở địa phương. Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi do NHCSXH đảm nhận đã lôi cuốn sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền các cấp và hội, đoàn thể trên địa bàn.

Bằng việc tham mưu chính sách, giai đoạn 2020 - 2025, NHCSXH Hà Giang và các phòng giao dịch đã đẩy mạnh làn sóng của Chỉ thị số 40-CT/TW và nay tiếp tục là Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội cũng như các chỉ thị khác của Tỉnh ủy lên cao trào. Kết quả, từ năm 2020 - 2025, Hà Giang đã chuyển vốn ủy thác với số tiền 236,232 tỷ đồng, đến 26.3.2025 địa phương đã chuyển ủy thác cho chi nhánh số tiền 288,397 tỷ đồng...

Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai 19 chương trình tín dụng chính sách (tăng 4 chương trình so với đầu năm 2020).

Đến 26.3.2025, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 5.551,7 tỷ đồng, tăng 2.648,1 tỷ đồng so với đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm đạt 18,2%. Trong đó, nguồn vốn huy động 493,3 tỷ đồng, chiếm 8,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 279,1 tỷ đồng so với đầu năm 2020; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương 288,4 tỷ đồng, chiếm 5,2%/tổng nguồn vốn, tăng 236,2 tỷ đồng so với đầu năm 2020; nguồn vốn cân đối từ Trung ương 4.770,0 tỷ đồng, chiếm 85,9%/tổng nguồn vốn, tăng 2.132,8 tỷ đồng so với đầu năm 2020.

Tổng dư nợ đến 26.3.2025 đạt 5.535,4 tỷ đồng với 93.640 hộ vay, tăng 2.640,2 tỷ đồng so với đầu năm 2020; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,5%. Doanh số cho vay trong 5 năm đạt 7.706,7 tỷ đồng, với 147.418 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Doanh số thu nợ 4.971,4 tỷ đồng, chiếm 64,5% doanh số cho vay. Đặc biệt, Chi nhánh đã chủ động chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, đến 26.3.2025, tổng nợ xấu (quá hạn và nợ khoanh) là 7,6 tỷ đồng, chiếm 0,07% trên tổng dư nợ.

Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", trong 5 năm qua, NHCSXH đã tổ chức triển khai tốt công tác hỗ trợ lãi suất, giảm lãi vay đối với các khoản vay tại NHCSXH, giúp đồng bào mau chóng vượt qua khó khăn, nhất là khi đại dịch Covid-19 hay siêu bão Yagi ập đến.

Những kết quả trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các hoạt động xã hội, từ thiện khác mà NHCSXH Hà Giang đạt được trong 5 năm qua một lần nữa chứng minh cho tinh thần đoàn kết, bác ái đối với đồng bào Hà Giang nói chung, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nói riêng. Tinh thần ấy đã góp phần tiếp sức cho bà con chiến thắng sự đói nghèo, vươn lên làm giàu và xây dựng quê hương giàu đẹp.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.