Xác định trách nhiệm để dự án triển khai chậm tiến độ

Xác định trách nhiệm để dự án triển khai chậm tiến độ

Giám sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đến hết năm 2023, Trưởng Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng nhấn mạnh việc UBND tăng cường kiểm tra giám sát, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng các dự án triển khai chậm tiến độ; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương đẩy mạnh giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đa số dự án được khảo sát chậm tiến độ

Đoàn giám sát đã tổ chức khảo sát việc triển khai thực hiện một số dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đến hết năm 2023, gồm: (1) Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 12, đoạn Km15+500 - Km31+000 huyện Krông Bông; (2) Dự án Hệ thống trạm bơm và công trình thủy lợi Dur Kmăl, xã Dur Kmăl huyện Krông Ana; (3) Dự án Đường giao thông từ xã Ea Hồ đi xã Tam Giang, huyện Krông Năng (các dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư). (4) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm điểm du lịch hồ Lắk; (5) Dự án Nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 2 đoạn Km6+431 - Km22+550 huyện Krông Ana; (6) Dự án Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ (các dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư).

3.jpg
Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương đến hết năm 2023

Qua khảo sát cho thấy, các dự án nêu trên đa số đã chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra từ ban đầu, nguyên nhân được xác định do: công tác phối hợp trong quá trình thực hiện dự án còn chưa tốt giữa chủ đầu tư với địa phương và các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư chưa dự báo được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án; công tác kiểm tra, giám sát còn chưa được bảo đảm, dẫn đến các dự án chậm tiến độ trong thời gian dài mà không có hướng xử lý... Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng nhấn mạnh đề nghị cần tăng cường phối hợp trong giải quyết những vấn đề phát sinh, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng; thường xuyên rà soát lại những khó khăn, vướng mắc của dự án, kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư

Theo báo cáo tại buổi làm việc với UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Khóa X đã quyết định chủ trương đầu tư 23 dự án nhóm B sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, với tổng mức đầu tư 5.277.128 triệu đồng. Đến hết năm 2023, trên cơ sở thông báo vốn của Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn triển khai thực hiện dự án là 2.316.490 triệu đồng/23 dự án, đạt tỷ lệ 43,9% theo tổng mức đầu tư; 3 dự án dừng thực hiện, với tổng mức đầu tư 312.365 triệu đồng (đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 3.5.2024).

Đối với 11 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương không giải ngân hết năm 2023, trong đó có 3 dự án vốn nước ngoài do nhà tài trợ không chuyển vốn, kết thúc hiệp định vay hoặc dự án đang quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư. 8 dự án vốn trong nước với tổng mức đầu tư 2.371.763 triệu đồng, lũy kế đã bố trí vốn đến hết kế hoạch năm 2023 là 988.351 triệu đồng, đạt tỷ lệ 42,64% theo tổng mức đầu tư. Đến hết kế hoạch năm 2023, đã giải ngân 697.072/988.351 triệu đồng, đạt 70,53% kế hoạch. Gồm các dự án Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ; Dự án Nâng cấp Khoa ung bướu thành Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên; Dự án Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 12; Dự án Đường giao thông từ Ea Hồ đi Tam Giang, huyện Krông Năng; Dự án Nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 2; Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Trung tâm điểm du lịch hồ Lắk; Dự án Hệ thống trạm bơm và công trình thủy lợi Dur Kmăl, xã Dur Kmăl huyện Krông ana; Dự án xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo UBND tỉnh, các dự án này chậm tiến độ do vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; thiếu đất đắp cho công trình; công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa được thực hiện tốt dẫn tới nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư nhưng vẫn chưa đủ điều kiện giải ngân vì bị vướng về quy hoạch, địa điểm dẫn đến phải thay đổi hoặc điều chỉnh lại dự án; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện chưa thật sự hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được nâng cao... Các dự án này không được Trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 với số vốn 301.325 triệu đồng/8 dự án. UBND tỉnh đang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí lại kế hoạch vốn trong năm 2024.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành, các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư nâng cao chất lượng trong công tác phối hợp, kịp thời báo cáo đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai dự án. Nâng cao chất lượng công tác giải ngân, bảo đảm hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn và hiệu quả đầu tư. Tăng cường kiểm tra giám sát, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng các dự án triển khai chậm tiến độ. Trong trường hợp Trung ương không thống nhất việc tiếp tục bố trí vốn để thực hiện các dự án trên, đề nghị sớm có giải pháp tiếp tục triển khai hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng để mang lại hiệu quả của việc đầu tư.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành, các đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Công điện số 04/CĐ-BKHĐT ngày 7.8.2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đẩy mạnh giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp của Quốc hội, HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp của Quốc hội, HĐND tỉnh

Sáng 14.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng chủ trì cuộc làm việc với Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh để nghe báo cáo một số hoạt động từ sau Kỳ họp thứ Bảy đến nay, công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh Khóa XVIII.

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát Dự án thi công Đường 910B do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển

Khảo sát việc đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long nhận thấy, kết quả giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có những đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển của địa phương giai đoạn 2021 - 2023. Các công trình, dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; trong đó, có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khảo sát thực tế tại huyện Quỳ Hợp
Chuyển động

Bài 1: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản

Khảo sát việc triển khai thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận: sau gần 14 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện đã và đang đi vào nền nếp, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị
Chuyển động

Bằng chứng thực tiễn từ thông tin bằng hình ảnh

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Cao Bằng với Thường trực HĐND các huyện, thành phố năm 2024 mới đây, nhiều ý kiến cho rằng: Để hoạt động chất vấn đạt chất lượng, cần thành lập Đoàn khảo sát để nắm bắt thực trạng, nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn; chú trọng thu thập thông tin bằng hình ảnh làm tư liệu, bằng chứng thực tiễn, chân thực giúp đại biểu có cơ sở nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận rõ hơn vấn đề chất vấn, đồng thời giúp chủ tọa điều hành, kết luận nội dung trọng tâm, chính xác.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 vừa được tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc cần giải quyết rất lớn, nhiều việc phát sinh; đặc biệt là nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công… Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải tập trung cao độ, hành động quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

Đoàn giám sát kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Nâng cao chất lượng thuốc điều trị

Giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Y tế xem xét, giao các danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho Trung tâm mua sắm cấp Quốc gia đấu thầu để chuyển giao lại cho tỉnh thực hiện hợp đồng mua thuốc; bổ sung danh mục thuốc thuộc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc cho các bệnh viện hạng 2 nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng thuốc điều trị cho người bệnh…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công

Tại Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra của 3 tháng cuối năm 2024 rất khẩn trương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn đề nghị cấp ủy, chính quyền tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2023 - 2025; quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 gắn với trách nhiệm người đứng đầu…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu kết luận hội nghị
Hội đồng nhân dân

Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND; trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và xã Hòa Phong tổ chức tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân trong khu vực triển khai dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân

Tiếp công dân là biểu hiện cụ thể “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta; đặc biệt, đối với mỗi cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Tại hội nghị giao ban vừa qua, những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân đã thu hút sự quan tâm, tham gia đóng góp của đại diện Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và cơ quan dân cử cấp huyện trên địa bàn.

Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố lần thứ Bảy
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục có những đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều đó được thể hiện qua sự chủ động trong công tác tổ chức kỳ họp, ban hành và triển khai kịp thời các nghị quyết; các chuyên đề giám sát được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, tập trung những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội... Đáng chú ý, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo được chú trọng, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Chưa sát nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024. Theo đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm; qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu…

Cử tri huyện Thống Nhất phát biểu ý kiến tại một hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp

Một nội dung Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về việc “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” nhấn mạnh đó chính là việc xây dựng phần mềm dùng chung để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp, ưu tiên liên thông dữ liệu về các nghị quyết đã ban hành và các chương trình giám sát của HĐND các cấp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm tại Thanh Hóa (tháng 6.2024)
Diễn đàn

Bài cuối: Gỡ khó để phát huy tối đa hiệu quả chính sách

Trong 8 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, vẫn còn 3 chính sách hiện chưa thể áp dụng trong thực tiễn, gồm: chính sách về mức dư nợ vay; chính sách về phí và lệ phí; chính sách thu từ xử lý nhà, đất. Chưa kể, các chính sách đang được áp dụng cũng bộc lộ vướng mắc, khó khăn nên chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng... đòi hỏi cần sớm sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 11 nghị quyết quan trọng

Ngày 8.10, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Chủ tọa kỳ họp. Ảnh An Nhiên
Hội đồng nhân dân

Thông qua 18 nghị quyết quan trọng

Sáng 8.10, Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hội đồng nhân dân

Bài 1: “Lực đẩy” phát triển kinh tế

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa “mục tiêu lớn” đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.