Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria

"Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai"

Sáng nay, 27.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria.

Với gần 70 hoạt động gói gọn trong 6 ngày qua hai nước, những kết quả cụ thể và toàn diện của chuyến thăm đã truyền tải mạnh mẽ thông điệp: mối quan hệ chân thành và chí tình trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở để Việt Nam - Bangladesh, Việt Nam - Bulgaria mở ra những tiềm năng, cơ hội hợp tác mới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mỗi nước.

Mối quan hệ truyền thống là tài sản vô giá

Trong cả hai chuyến thăm, Bangladesh và Bulgaria đều dành cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta sự đón tiếp vô cùng nồng hậu, ấm áp “như những người thân trong gia đình” với các nghi lễ trọng thị nhất.

Và tại Bangladesh và Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo cấp cao hai nước đều nhắc nhớ về mối quan hệ bang giao truyền thống quý báu giữa hai dân tộc với nhiều điểm đồng về lịch sử, địa lý, văn hóa. Đặc biệt, với Bangladesh là truyền thống đấu tranh giành độc lập, tự do dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người cha già dân tộc của Bangladesh Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman lãnh đạo.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Shirin Sharmin Chaudhury. Ảnh: Doãn Tấn

Từ nền tảng chính trị tốt đẹp trong quá khứ, chuyến thăm Bangladesh lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm đầu tiên của Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta và là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta kể từ năm 2018. Là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng nhất giữa Việt Nam và Bangladesh trong thời điểm lịch sử khi hai nước đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội không chỉ thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội hai nước ngày càng thực chất, hiệu quả mà còn củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực.

Với Bulgaria - "xứ sở hoa hồng xinh đẹp", đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 15 năm, có ý nghĩa quan trọng tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, tăng cường hợp tác nghị viện và thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Zhelyazkov chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Một chi tiết rất đặc biệt được nhắc nhớ trong chuyến thăm, đó là Bulgaria là một trong 10 quốc gia đầu tiên công nhận Việt Nam độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao ngay từ năm 1950. Tình cảm bền chặt cùng sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của Nhà nước và nhân dân Bulgaria dành cho Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc gian khổ trước đây được thể hiện sinh động qua hình ảnh những sinh viên tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc tại Việt Nam, những công nhân đóng góp tiền lương cho Quỹ đoàn kết với Việt Nam, đông đảo chuyên gia Bulgaria đã giúp xây dựng và chuyển giao kinh nghiệm với Việt Nam... Đó là những “cây cầu hữu nghị”, những “tài sản vô giá” mà hai nước cần tiếp tục giữ gìn, trao truyền cho không chỉ thế hệ hôm nay.

Vị trí địa chính trị chiến lược

Là một đối tác quan trọng, hiện Bangladesh là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Nam Á, là điểm đến đầu tư nhiều tiềm năng cho các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai. Với vị trí địa lý thuận lợi, Bangladesh được coi là "cửa ngõ" để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập, tiếp cận và tiếp tục vươn rộng ra các thị trường Nam Á và Trung Đông khác. Ngược lại, Việt Nam là "cánh cửa" để Bangladesh mở rộng thâm nhập vào các thị trường ASEAN và mở rộng hợp tác với các đối tác khác mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do.

Đối với Bulgaria, “Việt Nam là đối tác quan trọng của Bulgaria trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi có mối quan hệ truyền thống hữu nghị thân thiết và tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại chính trị được tăng cường trong những năm gần đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để kích hoạt quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực cùng quan tâm". Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã khẳng định như vậy trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Ảnh: Doãn Tấn

Tổng thống Rumen Radev cũng bày tỏ ấn tượng trước việc Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao trong những năm qua và đang phát triển cực kỳ năng động ở Đông Nam Á. Thỏa thuận được ký kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam về bảo hộ đầu tư (EVIPA) là "dấu hiệu rõ ràng" cho thấy mối quan hệ với Việt Nam quan trọng như thế nào đối với các nước châu Âu. Khẳng định điều này, Tổng thống Rumen Radev nhấn mạnh: Bulgaria sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ của EU với đối tác ưu tiên như Việt Nam. Đặc biệt, hai nước có thể nâng cấp quan hệ hợp tác thương mại thông qua việc thúc đẩy doanh nghiệp Bulgaria và Việt Nam tăng cường hợp tác, thành lập liên doanh để đầu tư vào thị trường của nhau hoặc đầu tư sang nước thứ ba, Tổng thống Rumen Radev chủ động đề xuất. Điều này tiếp tục được Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Bulgaria nhất quán nêu ra tại cuộc hội đàm và hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov chia sẻ với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về “vai trò của Việt Nam ở khu vực châu Á là then chốt và có tầm quan trọng chiến lược" đối với sự phát triển nói chung cũng như các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và công nghệ... Điều này có ý nghĩa đặc biệt với Bulgaria. Bulgaria có thể là "cây cầu" kết nối Việt Nam với EU, và ngược lại Việt Nam có thể là "cây cầu" để đưa Bulgaria tới với các đối tác ở Đông Nam Á - Thủ tướng Nikolai Denkov nói.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov. Ảnh: Doãn Tấn
Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Bulgaria Nikolai Denkov. Ảnh: Doãn Tấn

Với sự khẳng định mong muốn tăng cường, mở rộng hợp tác với Việt Nam ở cấp lãnh đạo cao nhất của Bulgaria một lần nữa cho thấy quyết tâm của Bulgaria trong việc nối dài truyền thống hữu nghị và sự ủng hộ cũng như hợp tác của Bulgaria từ trong quá khứ đến hiện nay và tương lai sau này với Việt Nam.  

Khuôn khổ pháp lý từ hợp tác nghị viện tạo dựng niềm tin, động lực cho doanh nghiệp

Một trong những kết quả nổi bật nữa của chuyến thăm, đó là hai bên đều nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của hợp tác nghị viện, là sự bảo đảm cho việc xây dựng niềm tin cao và tạo động lực cho doanh nghiệp và xã hội. Điều này đã được cụ thể hóa bằng những biên bản hợp tác được ký kết giữa các cơ quan lập pháp của Việt Nam và hai nước Bangladesh, Bulgaria.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên giữa Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn

Với Bangladesh, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội ghi dấu mốc với những “lần đầu tiên”, được kỳ vọng sẽ tạo xung lực mới trong thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Đó là ngay sau hội đàm cấp cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury đã ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên giữa Quốc hội hai nước nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội thường xuyên và thực chất hơn nữa, góp phần thúc đẩy và mở rộng quan hệ hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Tổng Thư ký Quốc hội Bangladesh K.M. Abdus Salam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Nghị viện Bangladesh; là bước cụ thể hóa, triển khai ngay các nội dung Bản ghi nhớ hợp tác giữa Quốc hội hai nước vừa được hai Chủ tịch Quốc hội ký.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Tổng Thư ký Quốc hội Bangladesh K.M. Abdus Salam ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Nghị viện Bangladesh. Ảnh: Doãn Tấn​​​​​​

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Bangladesh cũng đã thông báo về việc thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Bangladesh Khóa XV và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Bangladesh - Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Quốc hội hai nước Việt Nam và Bangladesh thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị nhằm tăng cường chặt chẽ hơn nữa quan hệ giữa các nghị sĩ, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Zhelyazkov ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn

Tại Bulgaria, sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Rosen Jhelyazkov đã ký Biên bản ghi nhớ giữa Quốc hội Bulgaria và Quốc hội Việt Nam. Cùng với đó, Tổng thư ký Quốc hội hai nước cũng ký biên bản hợp tác. Ngoài ra, còn có các văn bản được ký kết giữa một số bộ, ngành và địa phương hai nước.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Zhelyazkov ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn

Đánh giá về sự kiện này, Trang thông tấn BTA đã trích dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội Rosen Zhelyazkov, trong đó khẳng định: “Các văn kiện được ký kết vừa là sự bảo đảm cho sự phát triển của quan hệ song phương, vừa là sự nối dài hoạt động của Ủy ban Hỗn hợp Bulgaria - Việt Nam về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - kỹ thuật”. Để cụ thể hóa những nội dung hợp tác, “một cuộc họp của Ủy ban sẽ được tổ chức vào ngày 10 - 12.10 tới", Chủ tịch Quốc hội Rosen Zhelyazkov thông tin tại cuộc họp báo sau hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Một kết quả và cử chỉ rất đặc biệt mà Bulgaria dành cho Việt Nam, đó là ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn EVIPA với sự ủng hộ tuyệt đối. Chân thành cảm ơn Quốc hội Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn Bulgaria ủng hộ và thúc đẩy các nước thành viên EU sớm ký phê chuẩn Hiệp định này. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng khi Hiệp định có hiệu lực, doanh nghiệp của EU nói chung cũng như doanh nghiệp Bulgaria và Việt Nam sẽ có những cơ hội rất thuận lợi để tăng cường các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Khai thác dư địa, mở ra hướng đi mới trong hợp tác

Một dấu ấn nữa, đó là trong 6 ngày diễn ra chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có 2 bài phát biểu quan trọng tại hai Diễn đàn Chính sách, pháp luật về kinh tế, đầu tư tại Bangladesh và Bulgaria; cùng hai bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Ngoại giao Bulgaria và Trường Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia. Nội dung các bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội đều được báo chí nước sở tại trích dẫn, nhấn mạnh và đưa tin đậm nét.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn
Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai -0
Các đại biểu dự Diễn đàn chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Trong các bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đều chỉ ra những điểm thú vị trong quan hệ hữu nghị, hợp tác khi cả ba nước cùng đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển với tầm nhìn cụ thể.

Trong đó, Bangladesh đặt mục tiêu “Tầm nhìn 2041”, đưa Bangladesh trở thành quốc gia hiện đại và tri thức vào năm 2041 nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước. Với Bulgaria, đó là mục tiêu phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một nền kinh tế cạnh tranh, ít carbon và là quốc gia có mức sống cao. Trong khi đó, Việt Nam cũng đặt ra hai mục tiêu mang tính dấu mốc quan trọng: đến năm 2035 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Bangladesh. Ảnh: Doãn Tấn
Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Các đại biểu tham dự dự Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Bangladesh. Ảnh: Doãn Tấn

"Để thực hiện mục tiêu và khát vọng trên, chúng tôi xác định nội lực là cơ bản và quyết định, kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng và có tính đột phá cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự cường, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng". Khẳng định điều này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: “Muốn đi nhanh thì từng nước có thể đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa, muốn về đích các mục tiêu phát triển của Việt Nam và của Bulgaria thì hai nước cần phải đi cùng nhau” - Hãng thông tấn BTA của Bulgaria trích dẫn lời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đồng thời nhấn mạnh, hai nước có cơ sở để “cùng nhau” đạt được những mục tiêu của mình.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Zhelyakov tại cuộc họp báo. Ảnh: Doãn Tấn

BTA cũng trích dẫn ý kiến một số chuyên gia đánh giá cao bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đặc biệt, trong bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã chỉ ra những "dư địa” hai bên còn có thể làm tốt hơn nữa cho mối quan hệ hợp tác song phương, ví dụ như lĩnh vực đầu tư. Theo đó, trong cuộc hội kiến, Thủ tướng Nikolai Denkov và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng nhất trí cho rằng, để tạo đột phá về đầu tư, hai bên nhất trí khuyến khích thành lập liên doanh sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang nước thứ 3, tận dụng chất xám và công nghệ của Bulgaria và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. Thủ tướng Nikolai Denkov bày tỏ tin tưởng, với “vị trí của Việt Nam trong khu vực ASEAN, Bulgaria có thể đầu tư vào Việt Nam và qua đó đầu tư vào thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân, quy mô nền kinh tế thứ 5 thế giới”… Hai bên cũng cần làm mới các lĩnh vực hợp tác truyền thống như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm…; đồng thời mở ra những lĩnh vực hợp tác mới đầy tiềm năng như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng công bằng...

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Trường Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia (UNWE) về tình hình thế giới, khu vực hiện nay và quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

Triết lý "con người là trung tâm của mọi chính sách"

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã có một “bài giảng ấn tượng” là cách mà báo chí Bulgaria đưa tin về bài phát biểu tại Trường Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia (UNWE) về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về quan hệ song phương Việt Nam - Bulgaria và các ưu tiên của xã hội Việt Nam.

Các trang báo của bạn đều nhấn mạnh khi giới thiệu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với khán phòng “Maxima” của UNWE - nơi tập trung đông đảo giáo viên, sinh viên và khách mời tham dự sự kiện, Hiệu trưởng UNWE, Giáo sư Dimitar Dimitrov nêu rõ: ông Vương Đình Huệ là Giáo sư, Tiến sĩ, có thâm niên học tập, giảng dạy.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Các đại biểu dự chương trình tại Trường Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia (UNWE). Ảnh: Doãn Tấn

Bài phát biểu cũng được nhiều hãng thông tấn, báo chí chính thống của Bulgaria trích dẫn và đánh giá cao, như hãng thông tấn BTA, truyền hình quốc gia BNT, tờ 24 Chasa (24 giờ), báo Novinite, Dariknews… Đưa nổi bật dòng tít “Con người là yếu tố then chốt để phát triển bền vững”, trang tin Baricada nhấn mạnh rằng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam chia sẻ chiến lược phát triển của Việt Nam - trọng tâm của mọi việc làm là hạnh phúc của người dân, bởi chính người dân mới là người được hưởng lợi - ý nghĩa của bất kỳ chính sách nào.

Chia sẻ với báo chí hai nước, nhiều học giả, chuyên gia của Bulgaria cũng vô cùng ấn tượng khi nghe Chủ tịch Quốc hội Việt Nam chia sẻ: triết lý chỉ đạo trong mọi hành động của Nhà nước Việt Nam là “lấy con người làm trung tâm”. “Không có ý nghĩa gì nếu người dân không nhận được lợi ích từ các chính sách được thực hiện, nếu những chính sách đó không mang lại lợi ích cho họ. Con người là yếu tố then chốt để phát triển bền vững”. Đây có lẽ không chỉ là mục tiêu và triết lý hành động của Việt Nam mà còn là "điểm đồng" với tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Lãnh đạo Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia (UNWE) và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi tiếp đón. Ảnh: Doãn Tấn

Trong cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn sau bài phát biểu, các giảng viên và sinh viên UNWE bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với truyền thống anh dũng và sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam. Một sinh viên chia sẻ câu chuyện xúc động về gia đình người bạn của mình khi sang thăm Việt Nam trở về đã đặt tên con là Hồ Chí như như một sự kính trọng dành cho vị Lãnh tụ của Việt Nam và sự ngưỡng mộ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam - "một dân tộc đã đoàn kết và chiến thắng cả trong chiến tranh cũng như trong thử thách hòa bình, đánh dấu những thành công to lớn về kinh tế".

Bày tỏ sự xúc động trước câu chuyện của một gia đình Bulgaria và trả lời những câu hỏi của các bạn sinh viên là làm thế nào Việt Nam đạt được những thành tựu nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói rằng: mỗi quốc gia sẽ có một con đường, một cách thức phát triển. Và, gần 37 năm qua, Việt Nam kiên định thực hiện công cuộc "Đổi mới" toàn diện, đồng bộ do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Trường Đại học Kinh tế quốc tế và quốc gia Sofia (UNWE). Ảnh: Doãn Tấn

Trong không khí cởi mở và thân tình, dường như sự khác nhau về ngôn ngữ không còn là rào cản, những câu chuyện xúc động về tình hữu nghị, sự gắn bó với Việt Nam được những người bạn Bulgaria chia sẻ tại sự kiện. Và thông qua những trả lời chân thành, đầy trải nghiệm, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng đã lan tỏa nguồn cảm hứng tích cực cho các sinh viên - những đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ Bulgaria với những chia sẻ về thời tuổi trẻ sống và học tập cũng như những bước trưởng thành, đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của xã hội dù ở bất kỳ cương vị nào.

Trong thời đại 4.0, tương lai không đơn thuần là đường kéo dài của quá khứ 

Báo chí Bulgaria cũng dẫn lại bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại UNWE, trong đó nêu rõ, phát triển thông qua đổi mới là thách thức lớn nhưng cũng là động lực cho mọi quốc gia, khu vực. Theo ông, trong điều kiện cách mạng công nghệ 4.0, dường như tất cả các nước dù phát triển hay đang phát triển, dù lớn hay nhỏ, đều ở trong hoàn cảnh khó khăn như nhau, đều có cùng một điểm xuất phát. Bởi trong bối cảnh chuyển đổi số, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và cách mạng công nghiệp 4.0, tương lai không còn chỉ là đường nối dài của quá khứ. Tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia "có vẻ là những quốc gia đi sau", đều được trao những cơ hội to lớn.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo một số hiệp hội, tập đoàn Bulgaria. Ảnh: Doãn Tấn

“Trong quá trình này, Việt Nam và Bulgaria nói riêng cũng như các nước Đông Nam Á, châu Âu nói chung có vai trò, đóng góp rất quan trọng - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh”, báo chí Bulgaria trích dẫn.

Cũng tại ngôi trường kinh tế bậc cao nổi tiếng có chiều dài lịch sử một thế kỷ của Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng, “lịch sử lâu dài của tình hữu nghị và sự hợp tác chân thành, hiệu quả giữa Bulgaria và Việt Nam có thể được nâng cấp thành công với những nỗ lực mới trên nhiều hướng”; đồng thời đưa ra 4 đề xuất cho phương hướng hợp tác trong tương lai.

Trước hết, đó là làm sâu sắc thêm quan hệ chính trị và ngoại giao, trong đó có quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước cả trên bình diện song phương cũng như trên các diễn đàn đa phương.

Thứ hai, là sự cần thiết của hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước để trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương.

Thứ ba, là hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh làm động lực phát triển. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò dẫn đầu của Bulgaria trong khu vực trên các lĩnh vực như “điện toán đám mây” thông tin, dữ liệu lớn, tự động hóa, chuỗi khối. Ngược lại, Việt Nam cũng đang trên con đường chuyển đổi số mạnh mẽ thông qua Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cuối tháng 10 năm nay, Việt Nam dự kiến ​​sẽ khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây sẽ là trung tâm công nghệ, khoa học, đổi mới và khởi nghiệp, thu hút đông đảo chuyên gia, trí thức, nhà khoa học, doanh nhân và tập đoàn hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đến thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Và cuối cùng là thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực truyền thống, như giáo dục và đào tạo, văn hóa, hợp tác lao động.

Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị là cơ sở, chuyển đổi số là cơ hội cho tương lai
Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay thành phố Burgas (Bulgaria). Ảnh: Doãn Tấn

Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội đã dẫn những vần thơ cảm động của nguyên Phó Tổng thống, nữ nhà thơ Blaga Dimitrova, viết năm 1969 và ví đây là những vần thơ mang “biểu tượng tuyệt vời của tình đoàn kết anh em và lòng trung thành, gắn kết giữa Việt Nam và Bulgaria”; đồng thời khẳng định, “thời thế có thể thay đổi, nhưng điều này vẫn nguyên vẹn và rạng ngời”.

Vậy, tiềm năng lớn nhất cho hợp tác Bulgaria - Việt Nam nằm ở đâu? Trả lời câu hỏi mà một sinh viên của UNWE đặt ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa khẳng định: “Tài sản trong quá khứ là nền tảng, vị trí địa chính trị của hai nước ở khu vực Thái Bình Dương và biển Đen là cơ sở quan trọng”. Và, hai nước cần bổ sung quan hệ đối tác chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ và thị trường lao động vào các lĩnh vực hợp tác truyền thống của mình. Đó chính là tiềm năng vô giá và vô tận của mối quan hệ song phương trong thời đại mới.

Câu trả lời vừa mang tầm lý luận, đồng thời cũng thấm đẫm thực tiễn cuộc sống của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có lẽ không chỉ thỏa mãn cá nhân bạn sinh viên. Bởi, những tràng pháo tay rộn rã, liên tục khiến bài phát biểu cũng như những trao đổi của Chủ tịch Quốc hội nhiều lần "bị ngắt quãng" là minh chứng sinh động.

Với những kết quả cụ thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như vậy, có cơ sở để khẳng định rằng chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công rất tốt đẹp, góp phần củng cố tin cậy chính trị, truyền cảm hứng và mở ra những hướng hợp tác mới cả trên bình diện song phương và đa phương trong giai đoạn phát triển mới hiện nay của hai nước, hai dân tộc và nhân dân hai nước.

Diễn đàn Quốc hội

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.