Tái cấu trúc nợ: Giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Ngày 18.12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Tập huấn Các phương pháp dàn xếp ngoài tòa (OCW) và trọng tài hòa giải (ADR) trong xử lý nợ xấu.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, hiện nay nợ xấu của các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng. Việc thu hồi nợ với các tổ chức tín dụng cũng hết sức khó khăn. Phương thức, cách hành xử trong thu hồi nợ cũng mỗi nơi một khác, không có sự thống nhất giữa các tổ chức tín dụng, giữa các cán bộ tín dụng, giữa các chi nhánh của các ngân hàng thương mại… Bên cạnh đó, thời gian qua, công tác xử lý nợ vẫn còn những vướng mắc, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài, chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

l1130183.jpg
Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng TS. Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại sự kiện

Chia sẻ về phương pháp giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và để ngân hàng thu hồi, tái cấu trúc các khoản nợ thành công, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, đối với những doanh nghiệp có khả năng phục hồi thì chúng ta cần có giải pháp phối hợp nhằm xử lý khoản nợ bằng biện pháp tái cấu trúc khoản nợ đó. Những khoản nợ liên quan đến nhiều ngân hàng cùng cho vay thì cần xem xét, trao đổi và đưa ra phương án hợp lý; tiếp tục cho doanh nghiệp vay, cơ cấu lại nợ để cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn và trả nợ cho ngân hàng. Như vậy ngân hàng cũng thu hồi được nợ và doanh nghiệp cũng vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển. Đây cũng là hình thức xử lý nợ có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nợ xấu và đóng góp thiết yếu đối với sự bền vững của hệ thống tài chính. Đây là quá trình giải quyết văn minh giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay), với doanh nghiệp (bên vay) nhằm xử lý khoản nợ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng.

l1130201.jpg
Quang cảnh sự kiện

Chuyên gia tài chính cao cấp (Ngân hàng Thế giới) Nina Pavlova Mocheva đánh giá, việc tái cấu trúc nợ ngoài tòa án thông qua đàm phán riêng giúp tăng cường hiệu quả kinh tế. Giải pháp giúp cứu những doanh nghiệp đang khó khăn có thể tồn tại, phục hồi và thoát khỏi tình trạng bị giải thể, thanh lý. Giải pháp này sẽ giúp 92% lực lượng lao động được bảo toàn nhờ các giải pháp xử lý bằng đàm phán khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, giải pháp này cũng đòi hỏi khung pháp lý thuận lợi và sự sẵn sàng, tin tưởng, thiện chí giữa các bên. Bên cạnh đó cũng cần có bộ quy tắc, thủ tục cụ thể và phương án xử lý phù đối với việc giải quyết khó khăn tài chính của doanh nghiệp…

Mặt khác, để triển khai phương án này hiệu quả cũng cần sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý phá sản để khuyến khích các bên liên quan. Người tham gia cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật, quy định hoặc hợp đồng…

l1130219.jpg
Chuyên gia tài chính cao cấp (Ngân hàng Thế giới) Nina Pavlova Mocheva chia sẻ kinh nghiệm

Đồng tình với quan điểm đó, Chủ tịch Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC), Luật sư Nguyễn Quang Hưng cho rằng, việc tái cấu trúc nợ giúp các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, cũng giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng phá sản, vượt qua khó khăn tạm thời về tài chính, đem lại lợi ích cho các bên liên quan khác như: người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư… thông qua việc giảm tổn thất. Toà án cũng giảm áp lực trong việc giải quyết các vụ việc phá sản. Đặc biệt, giúp Nhà nước và xã hội bảo đảm sự bền vững của hệ thống tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp phát sinh từ việc doanh nghiệp đi vay bị phá sản.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.