Dưới thời CEO Nguyễn Thúc Anh Thi, Nam Land kinh doanh 'bết bát', khất nợ gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Công ty TNHH Nam Land vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2024.

Theo tin công bố, Nam Land chưa thể thanh toán 80,5 tỷ đồng tiền lãi và 900 tỷ đồng tiền gốc của trái phiếu mã NALCH2124001. Công ty cho biết do tình hình kinh tế khó khăn nên chưa thể thanh toán theo kế hoạch. Công ty đang thương lượng với các trái chủ về việc thanh toán gốc, lãi.

Dữ liệu trái phiếu thể hiện, mã NALCH2124001 được phát hành ngày 13.7.2021, kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 13.7.2024. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng tài sản. Kỳ hạn trả lãi 3 tháng/lần, lãi suất cố định năm đầu tiên là 10,3%/năm. Đây cũng là lô trái phiếu duy nhất mà doanh nghiệp đang lưu hành.

Về tình hình kinh doanh, Nam Land báo lỗ sau thuế ở mức hơn 45 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 139 tỷ đồng cùng kỳ. Trước đó, năm 2022 công ty này cũng lỗ 120,7 tỷ đồng.

screen-shot-2025-04-02-at-143529.png
Nam Land công bố việc chưa thanh toán được gần 1.000 tỷ đồng tiền nợ trái phiếu

Đến cuối quý 2.2024, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp còn 511,5 tỷ đồng; tổng nợ phải trả ở mức 1.908 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Nam Land tiền thân là Công ty TNHH Hải Vương Việt Nam được thành lập vào tháng 12/2016. Thời điểm mới thành lập, doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, chủ sở hữu là ông Nguyễn Việt Hoài Thơ (SN 1975).

Tới tháng 4.2019, sở hữu của Nam Land được chuyển sang ông Nguyễn Việt Anh (sinh năm 1969) – người sáng lập Công ty TNHH Gotec Việt Nam (Gotec Land). Lúc này vốn điều lệ công ty là 30 tỷ đồng.

Tháng 6.2019, Nam Land tiến hành tăng vốn điều lệ lên 215 tỷ đồng. Lúc này, ông Nguyễn Việt Anh giảm sở hữu xuống còn 15%, trong khi cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty là bà Nguyễn Thị Ngọc Trân sở hữu 85% còn lại.

Tháng 8.2020, bà Nguyễn Thị Ngọc Trân (sinh năm 1987) trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty. Chỉ 1 tháng sau, tức tháng 9.2020, bà Trân rút khỏi công ty, cơ cấu cổ đông lúc này gồm ông Nguyễn Thúc Anh Thi nắm 90% và ông Vũ Việt Trung nắm 10%. Ông Nguyễn Thúc Anh Thi (sinh năm 1985) đồng thời trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện doanh nghiệp cho đến nay.

Cập nhật tới ngày 10.5.2021, quy mô vốn của Nam Land nâng lên mức 335 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của hai cổ đông không thay đổi.

Ngoài Nam Land, ông Nguyễn Thúc Anh Thi còn là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Phát triển nhà We Land.

We Land doanh nghiệp được thành lập vào tháng 3.2020; vốn điều lệ 20 tỷ đồng, với 3 cổ đông là: ông Nguyễn Việt Anh (40%), ông Đỗ Văn Minh (30%) và Công ty TNHH Gotec Việt Nam (30%). Tính đến tháng 7/2022, vốn điều lệ của We Land là 140 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Việt Anh cũng chính là Chủ tịch HĐTV, đại diện pháp luật của Gotec Việt Nam.

Theo đăng ký thay đổi ngày 10.9.2022, vốn điều lệ của Gotec Việt Nam là 936 tỷ đồng, trong đó Nam Land sở hữu 50,748% vốn tại Gotec Việt Nam. Hai cổ đông còn lại của là ông Nguyễn Việt Anh (48,182%) và bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1,07%).

Gotec Việt Nam được thành lập vào tháng 3.2012, là một trong những nhà phát triển bất động sản có tiếng ở phía Nam với hàng loạt dự án như: Summer Square, (quận 6, TP. HCM); Saigon Asiana (quận 6, TP. HCM); Asiana Capella (quận 6, TP. HCM); Diamond Central (Đồng Nai); Asiana Resort (Khánh Hòa), dự án Asiana Riverside (nay là Dự án Shizen Home)...

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.